Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 14 từ ngày 02 đến 08/4/2018: Việt Nam kết án tù sáu nhà hoạt động dân chủ

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 08/4/2018

Ngày 05/4, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đã kết án luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và năm nhà hoạt động của Hội Anh em Dân chủ tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.

Trong một phiên toà không công bằng kéo dài trong 1 ngày, chỉ có năm người vợ của Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Phạm Văn Trội, và mẹ của Lê Thu Hà được vào phòng xử án. Đại diện ngoại giao từ EU, Hoa Kỳ, Đức và Australia chỉ được quan sát phiên toà từ một phòng khác qua màn hình TV.

Chính quyền Hà Nội đã đưa công an và dân phòng đến canh gác nhà của nhiều người hoạt động, và câu lưu hàng chục người khác để ngăn cản họ tụ tập gần khu vực xử án. Một số nhà hoạt động, trong đó có Trịnh Bá Tư, bị đánh đập tàn nhẫn bởi công an trong thời gian bị giam giữ.

Sau khi nhận được tin về vụ xét xử, Liên minh Châu Âu (EU) và nhiều chính phủ trên thế giới, như Hoa Kỳ và Đức, cùng nhiều tổ chức nhân quyền, đã chỉ trích Việt Nam và yêu cầu Hà Nội trả tự do cho sáu nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền.

===== 05/4 ====

Sáu nhà hoạt động dân chủ bị kết án tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm quản chế

Ngày 5 tháng 4, Toà án Nhân dân Hà Nội đã kết án sáu thành viên của Hội Anh em Dân chủ(HAEDC) với tổng số 66 năm tù giam và 17 năm quản thúc tại gia sau đó.

Theoquyết định của toà án vào tối thứ Năm, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, đồng sáng lập HAEDC,bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia, mục sư Tin lành Nguyễn Trung Tôn và nhà báo kỳcựu Trương Minh Đức, ngườicũng là Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, bị phạt 12 năm tù và ba năm quản chế.

Nguyễn Bắc Truyền, một trong những người đồng sáng lập HAEDC nhưng đã rời tổ chức cách đây vài năm, bị kết án 11 năm tù giam và ba năm quản chế.

CôLê Thu Hà bị kết án 9 năm tù và hai năm quản thúc tại gia trong khi anh Phạm Văn Trội, đồng sáng lập và đã từng là người lãnh đạo của Hội, đã bị tuyên án nhẹ nhất với bảy năm tù và một năm quản chế .

Trong phiên tòa côngkhaikéodàimột ngày, chỉ có 5 người vợ của các bị cáo nam, và mẹ của Lê Thu Hà được phép vào phòng xử án trong khi nhiều nhà ngoại giao nước ngoài chỉ được quansát phiên xử ở trong một phòng riêng quamàn hìnhTV.

Lực lượng an ninh Hà Nội đã bao vây nơi ở của nhiều nhà hoạt động, nhằmngăn cản họ đến tòa án ủnghộ những ngườibị xét xử. Cảnhsátbắtgiữ hàng chục nhà hoạt động khác khihọcố gắng đến khu vực tòa án, giam giữ họ ở nhiều địa điểm khác nhau cho đến khi phiên tòa kết thúc. Một số nhà hoạt động tố cáo họ bị đánh đập tàn nhẫnbởi cảnh sát trong thời gian bị giam giữ.

Ông Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà bị bắt vào cuối năm 2015 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Bốn người khác đã bị bắt vào ngày 30 tháng 7 năm ngoái với cáo buộc “có hành vi lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của cùng Bộ luậtHình sự. Cùng ngày, Việt Nam cũng thay đổi cáo buộc chống lại ông Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà thành“lật đổ chính quyền”.

Việc bắt giữ và kết án này là một phần trong cuộc đàn áp liên tục của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những nhà bất đồng ý kiến tại địa phương trong bối cảnh xã hội ngày càng bất mãn về cách quản lý kinh tế tồi tệ của chính phủ, tham nhũng có hệ thống và sự nhường chủ quyền đất nước cho Trung Quốc.

Kể từ đầu năm 2017, Việt Nam đã bắt ít nhất 45 nhà hoạt động chính trị và kết án ít nhất 25 người và kết án tù từ 3 đến 16 năm.

Nhiều chính phủ nước ngoài và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên án cuộc đàn áp hiện nay của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các nhà bất đồng chính kiến, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động xã hội và blogger, họ kêu gọi chính phủ cộng sản thả tất cả tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Việt Nam đang nắm giữ gần 100 tù nhân lương tâm.

——————– 06/4 ——————–

Quốc tế phản đối việc Việt Nam kếtán6 nhà hoạt động dân chủ

Hoa Kỳ cho rằng tội danh ‘hoạt động nhằm âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân’ mà tòa án Hà Nội tuyên cho 6 nhà hoạt động ôn hòa Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển vào ngày 5 tháng 4 là mơ hồ.

Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về những bản án như thế; đồng thời Washington cũng lo ngại khi thấy Hà Nội tạm giam hai người Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà hơn 2 năm trước khi đưa ra xét xử.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Heather Nauert, ra thông cáo với nội dung như vừa nêu vào ngày 5 tháng 4 sau khi tòa án Hà Nội tuyên án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, 12 năm tù và 3 năm quản chế đối với mục sư Nguyễn Trung Tôn cũng như ký giả Trương Minh Đức, 11 năm tù và 3 năm quản chế đối với nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển, 9 năm tù giam và 2 năm quản chế đối với cô Lê Thu Hà và 7 năm tù và 1 năm quản chế đối với nhà hoạt động Phạm Văn Trội.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhắc lại tất cả mọi người đều có quyền cơ bản như tự do biểu đạt, quyền lập hội và tụ họp ôn hòa, cả trên mạng và ngoài đời.

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tất cả tù nhân lương tâm và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt.

Theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert thì Washington hối thúc Hà Nội bảo đảm những hành động và luật pháp, trong đó có Bộ luật Hình sự, phải nhất quán với những điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam và những cam kết cùng nghĩa vụ quốc tế của chính Hà Nội đưa ra.

EU lên tiếng về án tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ

Việc kết án sáu nhà hoạt động trênnhư là một phần trong công tác thi hành rộng rãi những điều khoản an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự Việt Nam, tiếp diễn khuynh hướng tiêu cực truy tố và tuyên án những nhà hoạt động và blogger nhân quyền tại Việt Nam.

Đó là tuyên bố của Maja Kocijancic, ngườiphát ngôn của EU, từ Bruxelles ngay sau khi phiêntoà kết thúc.Theo đó, những cá nhân vừa bị Hà Nội kết án chỉ cổ xúy và bảo vệ quyền các quyền con người được bảo đảm bởi chính Hiến pháp Việt Nam, Tuyên nôn Quốc tếvề Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự & Chính trị.

Những bản án tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ Việt Nam vào ngày 5 tháng Tư là sự vi phạm trực tiếp những nghĩa vụ quốc tế mà chính Hà Nội cam kết.

EU mạnh mẽ cam kết bảo vệ những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Khốinày cam kếtsẽ tiếp tục giám sát và làm việc với các cơ quan chức năng và những đối tác liên quan nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

HRW phản đối các bản án

Tổ chức theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch hôm 5/4 lên tiếng phản đối những bản án tù đối với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và 5 nhà hoạt động dân chủ.

Trả lời RFA ngay sau khi những bản án được tuyên, ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức này cho RFA biết dường như bất cứ ai ở Việt Nam nói đến từ dân chủ đều bị Đảng Cộng sản Việt Nam xem là tội phạm. Những người đó chỉ bày tỏ quan điểm, mong ước của họ về những thay đổi, về những người được dân bầu lên thay vì do Bộ Chính trị chọn ra. Việt Nam đã hứa rất nhiều với người dân của mình và với cộng đồng quốc tế rằng họ sẽ có đổi mới và sẽ có một xã hội cởi mở hơn nhưng trên thực tế chúng ta lại thấy điều ngược lại.

Theo lời của ông Brad Adams thì hiện nay, đảng Cộng sản Việt Nam đang đàn áp mạnh đối với những tiếng nói chỉ trích mà Human Rights Watch chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Con số các trường hợp tù chính trị đã tăng lên đáng kể. Nhưng điều đáng chú ý là ngày càng nhiều người muốn thách thức chính quyền. Điều này cho thấy là cái cách mà nhà cầm quyền đang thực hiện không thể ngăn cản được mọi người lên tiếng đòi dân chủ.

RSF kêu gọi quốc tế gây áp lực Việt Nam vềnhân quyền

Tổ chức PhóngviênKhông Biên giới(RSF)thúc giục những đối tác với Việt Nam gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đợt trấn áp một cách không dung thứ đang diễn ra.

Thông cáo của RSF như vừa nêu được đưa ra sau khi Tòa án Hà Nội tuyên những bản án tù nặng cho 6 bloggers vào cuối phiên xử trong ngày 5 tháng tư.

Theo RSF thì trong cuỗi những phiên xử dường như không dứt đối với những nhà báo công dân tại Việt Nam, đây là một ngoại lệ vì những án nặng nề không lường trước.

Theo kế hoạch, phiên xử dự kiến diễn ra trong hai ngày; tuy nhiên chỉ kéo dài trong một hôm. Giới ngoại giao và phóng viên nước ngoài không được cho vào phòng xử án mà tại đó đầy công an. Một phóng viên hãng tin AFP bị công an thẩm vấn. Nhiều nhà bất đồng chính kiến bị canh chặn ở nhà trước khi phiên xử diễn ra trong khi đó số thoát được bị bắt trước khi đến được tòa án.

Giám đốc Văn Phòng Châu Á – Thái Bình Dương của RSF, ông Daniel Bastard, cho rằng những bản án tù tuyên cho 6 nhà hoạt động dân chủ là vô cùng lố bịch vì ‘tội’ duy nhất của những người này là đưa lên mạng những bài viết kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Chỉ có một lý giải duy nhất cho mức độ nặng nề của những bản án như thế đó là chúng hàm ý răn đe đối với những ai dám nêu lên những vấn nạn vì quyền lợi chung.

Theo ông Daniel Bastard thì hậu quả của biện pháp trấn áp chưa có tiền lệ này là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam mất hết tất cả uy tín trên trường quốc tế và những đối tác cần phải rút ra những kết luận không thể tránh được đó.

 

RSF kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Minh Châu Âu phủ quyết hiệp ước mậu dịch tự do với Việt Nam mà dự kiến được chuẩn thuận trong năm 2018.

Sau khi Nghị Viện Châu Âu ra nghị quyết khẩn cấp về Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, thì sẽ là một điều ô nhục nếu các nước Châu Âu xúc tiến với hiệp định tự do mậu dịch với một quốc gia mà trong những tháng qua trở nên một trong những kẻ tù tồi tệ nhất thế giới đối với quyền tự do thông tin.

RSF cũng kêu gọi Hoa Kỳ phải đặt điều kiện với Việt Nam thông qua những biện pháp cụ thể trong những cuộc đàm phán mậu dịch vào những tuần sắp đến nhằm bảo đảm Hà Nội tôn trọng quyền tự do báo chí.

Trong bảng xếp hạng về Chỉ Số Tự Do Báo Chí năm 2017, RSF xếp Việt Nam ở vị trí 175 trên 180 quốc gia.

VHCR phản đối án tù khắt khe

Ủyban Bảo vệ Quyền Làm người (VHCR) trụ sở tại Paris, Pháp cũng ra thông cáo phản đối những bản án tuyên vào ngày 5 tháng tư mà tổ chức này cho là khắt khe đối với 6 nhà hoạt động vì dân chủ nhân quyền tại Việt Nam.

Theo VHCR thì những bản án khắt khe giáng xuống những nhà hoạt động trong phiên xử kéo dài chỉ một ngày và vi phạm mọi chuẩn mực quốc tế.

VHCR kêu gọi tổng thống Pháp Emmanuel Macron công khai tố cáo những án vừa nêu và nhấn mạnh Việt Nam phải có tiến bộ cụ thể trên lĩnh vực nhân quyền thì quan hệ Pháp – Việt mới có cơ hội phát triển.

Dân biểu Hoa Kỳ gửi thư cho thủ tướng ViệtNamvề việc xử án 6 nhà hoạt động

Dânbiểu Hoa Kỳ Ro Khanna vào ngày 5/4gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi Hà Nội hủy bỏ những cáo buộc đối với 6 người bị đưa ra xét xử trongngày.

Dân biểu Ro Khanna cảnh báo người đứng đầu chính phủ Hà Nội về tác động quốc tế khi quyết định đưa 6 nhà hoạt động, mà trong đó có 5 cựu tù nhân lương tâm ra tòa.

Vị dân biểu Mỹ thừa nhận hai hệ thống chính trị khác biệt giữa hai nước và ông Ro Khanna không nhằm mục đích áp đặt các giá trị tại Hoa Kỳ lên xã hội Việt Nam.

Tuy nhiên theo dân biểu Ro Khanna thì bản thân ông phải lên tiếng khi những quyền con người căn bản và quyền chính trị bị vi phạm.

Dân biểu Ro Khanna cho biết ở Mỹ bất đồng về chính trị, việc chỉ trích chính phủ và phản đối ôn hòa chỉ làm cho đất nước Hoa Kỳ vững mạnh thêm lên.

======================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây