Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 45 từ ngày 05/11 đến 11/11/2018: Phiên toà xử nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy về cáo buộc “Xúc phạm Quốc kỳ” được ấn định vào ngày 22/11

DTD logo

 

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 11/11/2018

 

Chính quyền tỉnh Đak Lak sẽ tổ chức phiên toà xét xử nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy về cáo buộc “Xúc phạm Quốc kỳ” theo Điều 276 của Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 vào ngày 22/11.

Phiên toà mở sẽ được tiến hành bởi Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hồ tại trụ sở của cơ quan này. Nếu bị kết tội, Huỳnh Thục Vy có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là 3 năm. Vào dịp Quốc khánh Việt Nam năm 2017, cô đã chụp một bức hình đứng cạnh một lá cờ đỏ sao vàng bị phun sơn. Công an nói rằng cô đã xịt sơn lên lá cờ, còn Vy thì không phản bác lời cáo buộc mà khẳng định rằng đó là quyền tự do biểu đạt của cô, và cô không bao giờ công nhận tính chính danh của chế độ cộng sản.

Ngày 09/11, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức phiên phúc thẩm cho 15 công dân bị Toà án Nhân dân thành phố Biên Hoà kết án tù giam ngày 30/7 về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của BLHS 2015 chỉ vì đã tham gia biểu tình ôn hoà ngày 10/6 để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Trong phiên toà kéo dài chỉ trong buổi sáng, toà đã giữ nguyên mức án tù từ 8 đến 18 tháng tù cho những người kháng cáo trên.

Trước đó, sáng ngày 06/11, luật sư Đặng Đình Mạnh dùng xe riêng đưa hai đồng nghiệp Trịnh Vĩnh Phúc và Nguyễn Văn Miểng đi Đồng Nai để gặp những người biểu tình là bị cáo của phiên phúc thẩm. Khi chuẩn bị khởi hành từ Sài Gòn, xe đã bị tấn công bằng một công cụ chưa xác định. Hậu quả là kính của một bên xe bị vỡ, tuy nhiên, các luật sư, những người thường tham gia vào nhiều vụ án chính trị, vẫn bình an vô sự.

Ông Nguyễn Văn Túc, cựu chủ tịch Hội Anh em Dân chủ, người đã bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế vì cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” trong tháng Tư, đã bị chuyển đến Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để thi hành án. Trong thời gian tới đây, gia đình ông sẽ phải đi ít nhất 300 km từ Thái Bình để thăm ông trong trại giam này, một trại giam khét tiếng về đàn áp tù chính trị.

Ông Hứa Phi, Chánh trị sự đạo Cao Đài, Đồng Chủ tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, cho biết nhà sản xuất cà phê của ông ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng vừa bị công an đốt sau khi ông đi gặp phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 5/11 tại Sài Gòn. Đây là một trong nhiều hình thức đàn áp của chính quyền địa phương đối với ông trong thời gian gần đây.

===============

Huỳnh Thục Vy sẽ bị đưa ra toà ngày 22/11 để xét xử về cáo buộc “Xúc phạm Quốc kỳ”

Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lak) đã ra quyết định mở phiên toà xét xử nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy với cáo buộc “Xúc phạm Quốc kỳ” theo Điều 276 của Bộ luật Hình sự 1999.

Phiên toà công khai sẽ bắt đầu vào 7.30g sáng ngày 22/11/2018 tại trụ sở Toà án Nhân dân thị xã, theo quyết định của toà gửi cho nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy.

Với cáo buộc này, Huỳnh Thục Vy có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là 3 năm tù giam, nếu bị kết tội, theo luật pháp hiện hành của Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 09/8/2018, chính quyền thị xã Buôn Hồ đã điều động lớn số lượng công an đến nhà riêng của cô để bắt cô và khám nhà, tịch thu nhiều tài sản cá nhân. Cô được trả tự do vào chiều tối muộn nhưng công an thị xã đã ra quyết định cấm cô rời khỏi nơi cư trú còn công an tỉnh thì ra quyết định cấm cô được xuất cảnh.

Việc bắt giữ và khởi tố vụ án xuất phát từ việc Huỳnh Thục Vy chụp một bức hình bên cạnh một lá cờ đỏ sao vàng vào dịp quốc khánh (02/9) năm 2017. Lá cờ có nhiều vết sơn và chính quyền cộng sản nói rằng cô đã bôi bẩn lá cờ bằng việc xịt sơn lên đó, còn Vy thì không chối bỏ lời cáo buộc, nói rằng đó là một hành động hợp pháp nhằm biểu lộ chính kiến vì cô không công nhận tính chính danh của chế độ cộng sản.

Huỳnh Thục Vy là một nhà hoạt động trẻ tuổi, con của cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Ngọc Tuấn. Cô là một trong những sáng lập viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, và là tác giả cuốn sách”Nhận định Sự thật Tự do và Nhân quyền”nói về dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.

Vào tháng Năm năm 2018, Vy là một trong số năm phụ nữ được hãng truyền thông BBC vinh danh là những phụ nữ dũng cảm dám mạo hiểm cuộc sống của mình để bảo vệ quyền của người khác bởi vào tháng 5 năm 2018.

Do những hoạt động cổ suý nhân quyền và dân chủ, Huỳnh Thục Vy từng bị sách nhiễu nhiều lần bởi chính quyền cộng sản ở cả Sài Gòn, nơi cô cùng chồng Lê Khánh Duy ở nhiều năm, và Buôn Hồ, nơi gia đình nhỏ của cô hiện đang sinh sống.

===== 08/11 =====

Công an Lâm Đồng huỷ hoại tài sản của ông Hứa Phi

Ông Hứa Phi, Chánh trị sự đạo Cao Đài, đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam cho biết nhà sản xuất cà phê của ông ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng vừa bị công an đốt sau khi ông đi gặp phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 11 vừa qua tại Sài Gòn.

Hậu quả thiệt hại là nhiều dụng cụ sản xuất nông nghiệp, tủ lạnh, máy giặt chứa trong ba căn phòng bị chát.

Theo ông, công an địa phương là thủ phạm và họ trả thù việc ông đi gặp phái đoàn Hoa Kỳ về tự do tôn giáo.

Ông Hứa Phi là người mạnh mẽ lên tiếng phản đối những đàn áp của chính quyền Hà Nội đối với Đạo Cao Đài không theo phái nhà nước lập nên; cũng như đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Do những hoạt động của mình, ông bị chính quyền sách nhiễu, đàn áp, ngăn cấm đi gặp các phái đoàn ngoại giao, tổ chức nhân quyền.

Ngày 22/6, ông bị mật vụ đánh đập đến bất tỉnh rồi cắt râu của ông.

Thông tin chi tiết: Tài sản tu sĩ Cao Đài không theo Nhà nước lại bị đốt phá

===== 09/11 =====

Đồng Nai y án tù đối với 15 người biểu tình ôn hoà

Ngày 09/11/2018, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã mở phiên toà phúc thẩm xét xử 15 người từng bị kết án về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” chỉ vì đã tham gia biểu tình ôn hoà ngày 10/6/2018 để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.

Trong phiên toà chỉ kéo dài trong buổi sáng, toà đã đưa ra quyết định giữ nguyên mức án tù từ 8 đến 18 tháng cho 15 bị can. Đây là mức án đã được đưa ra bởiToà án Nhân dânthành phố Biên Hoà trong phiên sơ thẩm ngày 30/7.

15 người này thuộc nhóm 20 người đã bị bắt giữ khi đang biểu tình ở thành phố Biên Hoà và bị quy kết là “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của BLHS 2015.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miểng và Nguyễn Vĩnh Phúc đã được gia đình các bị cáo mời bảo vệ cho họ trong phiên toà phúc thẩm.

Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong số những người tham gia bào chữa cho 15 bị cáo, nói rằng sau phiên sơ thẩm, cả 15 người đều có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, tại phiên toà phúc thẩm thì tất cả đều khẳng định mình vô tội và đòi được trả tự do.

Theo tường thuật của luật sư Mạnh trên trang Facebook cá nhân của ông thì các bị cáo đều “khẳng khái cho rằng mình tham gia biểu tình vào ngày 10/06/2018 là xuất phát từ lòng yêu nước, sợ mất nước” vì dự luật Đặc khu Kinh tế có nhiều điểm ưu ái cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thuê đất trong 99 năm.

Luậtsư Mạnh cho biết nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi cho 15 bị cáo đã chỉ rõ trong phiên toà rằng các khách hàng của họ vô tội vì chỉ thực hiện quyềnbiểu tình, là một quyềnhiến định củacông dân. Cácluật sư cho rằng thân chủ của họ không có ý chí cố ý gây rối trật tự công cộng.

Trong buổi sáng ngày 06/11, khi chuẩn bị đi từ Sài Gòn lên thành phố Biên Hoà bằng xe riêng của luật sư Đặng Đình Mạnh để gặp thân chủ, ba luật sư đã bị tấn công một cách bất ngờ. Một vật thể đã bay vào phía bên phải của xe, gây một tiếng nổ lớn và sau đó là kính bị vỡ. Căn cứ vào miếng kính vỡ thì có thể xe của họ đã bị ném. Không ai trong số ba luật sư bị thương, và họ dán chỗ kính vỡ bằng nilong và tiếp tục hành trình.

Hàng chục nghìn người đã đổ ra đường phố của SàiGòn, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Nha Trang và một số nơi khác để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Lực lượng an ninh Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp mạnh để giải tán người biểu tình. Nhiều người bị đánh đập và bị bắt, và sau đó bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng.”

Cho tới nay, gần 100 người biểu tình giữa tháng 6 đã bị chínhquyền cộng sản đưa ra xét xử, và 89 người đã bị kết án tù với tổng số thời gian là 203 năm 5 tháng và 8 người bị án treo từ 5 đến 18 tháng.

Quyền biểu tình được ghi trong Hiến pháp 2013, tuy nhiên, Quốc hội Việt Nam trì hoãn nhiều lần việc thông qua Luật Biểu tình, và những người tham gia biểu tình có thể bị bắt và cáo buộc “gây rối trật tự công cộng.”

——————–

Ông Nguyễn Văn Túc bị chuyển đến Trại giam số 6

Ông Nguyễn Văn Túc, cựu chủ tịch của Hội Anh em Dân chủ và bị kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” đã bị chuyển đến Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Theo vợ ông là bà Bùi Thị Ré thì chính quyền tỉnh Thái Bình không thông báo cho gia đình về việc chuyển trại này. Trong tuần, bà đến Trại tạm giam của Công an tỉnh để thăm ông nhưng được thông báo là ông đã bị đưa đi thi hành án tại một nơi xa gia đình khoảng 300 km.

Trại giam số 6 là một trong số những cơ sở giam giữ khắc nghiệt nhất Việt Nam. Nhiều tù nhân lương tâm đã tuyệt thực để phản đối sự đối xử vô nhân đạo của trại giam này.

Ông Túc hiện đang mắc bệnh trĩ và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

===================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây