Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 4 từ ngày 21 đến 27/01/2019: Việt Nam bắt giữ thành viên của HAEDC với cáo buộc “lật đổ chính quyền”

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 27/01/2019

Chính phủ cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Văn Viễn, thành viên của Hội Anh em Dân chủ, với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.

Ông Viễn được cho là bị mất tích vào ngày 13/01. Vài ngày sau, công an thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành lục soát nhà trọ của ông ở Sài Gòn. Một số nguồn tin khác cho hay ông Viễn bị bắt khi gặp với ông Châu Văn Khâm, một thành viên Việt Tân có quốc tịch Australia. Bộ Ngoại giao và Thương mại của Australia cũng khẳng định việc bắt giữ ông Khâm.

Ngày 21/01, Toà án Nhân dân Cấp cao tại thành phố HCM bất ngờ hoãn phiên xử phúc thẩm của năm nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung. Lý do là sự vắng mặt của luật sư chỉ định của ông Phan Trung. Năm ông bị bắt đầu tháng 11 năm 2016 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999. Trong phiên sơ thẩm ngày 05/10/2018, Toà án Nhân dân thành phố HCM đã kết án 5 ông với tổng số năm tù giam là 57 và 15 năm quản chế.

Trong khi đó, vào ngày 23/01, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tiến hành phiên xử phúc thẩm nhà báo công dân Đỗ Công Đương với tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS 2015. Cho dù luật sư Hà Huy Sơn cho rằng thân chủ của ông vô tội, toà vẫn bác bỏ và chỉ giảm án cho ông xuống còn 4 năm. Như vậy, ông Đương bị tổng cộng 8 năm tù giam vì hai tội danh mà ông không hề vi phạm trong ngày 24/01/2018 khi ông quay phim một vụ cưỡng chế đất đai ở thị xã Từ Sơn.

Trương Hữu Lộc, một người kêu gọi và tham gia biểu tình vào giữa tháng 6 năm 2018, vẫn còn bị giam giữ kể từ khi ông bị bắt vào ngày 11/6, một ngày sau vụ biểu tình của hàng chục nghìn người ở thành phố HCM để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Ông Lộc bị đánh đập sau khi bị bắt giữ, và bị buộc phải “thú tội” trên TV.

Ngày 20/01, công an phường 3, quận 5, thành phố HCM đã bắt giữ nhà hoạt động Phạm Ngọc Minh và hai người bạn khi họ đang ngồi ở một quán cafe. Nguyên nhân của vụ bắt giữ là chiếc áo phông của anh Minh có in dòng chữ trước ngực “Phản đối Luật An ninh mạng.” Cả ba đã bị giam giữ nhiều giờ trong đồn cảnh sát và chỉ được trả tự do vào đêm cùng ngày.

===== 21/01 ======

Phiên toà xử phúc thẩm nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và 4 bạn bị hoãn đột ngột 

Toà án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã hoãn phiên toà phúc thẩm xử năm nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung (tức nhà sư với pháp danh Thích Nhật Huệ).

Theo gia đình nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, phiên toà phúc thẩm được ấn định vào ngày 21/01/2019 nhưng bị hoãn lại do luật sư chỉ định của ông Phan Trung không đến được phiên toà do bận việc đột xuất.

Luật sư Đặng Đình Mạnh và Nguyễn Văn Miếng bào chữa cho 4 nhà hoạt động trong nhóm 5 người và chỉ có ông Phan Trung là không có luật sư riêng. Sau khi phiên phúc thẩm bị hoãn, ông Phan Trung có nói ông muốn luật sư Miếng bào chữa cho ông trong phiên phúc thẩm tới.

Bà Thập, vợ ông Vịnh cho biết chồng bà và 4 người bạn mạnh khoẻ, tinh thần vững vàng hơn so với phiên sơ thẩm vào ngày 05/10/2018.

Ông Vịnh và bốn người bạn bị bắt đầu tháng 11 năm 2016 và bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự 1999. Họ bị cho là có ý định thành lập tổ chức “Liên minh Dân tộc Việt” đòi đa nguyên chính trị và bầu cử công bằng.

Ông Vịnh từng là người sáng lập và là chủ tịch của tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết, tuy nhiên, ông đã rời khỏi tổ chức này trước khi bị bắt.

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 05/10/2018, Toà án Nhân dân thành phố HCM đã kết án 5 nhà hoạt động với tổng án tù giam 57 năm và 15 năm quản chế. Ông Vịnh bị án cao nhất là 15 năm, và ông Phan Trung bị án nhẹ nhất là 8 năm.

Cả năm ông bị công an đánh đập trong quá trình bắt giữ, điều tra và cả sau phiên sơ thẩm.

Năm 2018, Nhóm Công tác về Bắt giữ Độc đoán của Liên Hợp quốc đã ra nghị quyết tuyên bố việc bắt giữ ông Vịnh là không hợp pháp và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.

——————–

Ba công dân bị tra khảo nhiều giờ trong đồn công an vì mặc áo phản đối Luật An ninh mạng

Công an thành phố HCM đã phải trả tự do cho ba công dân sau nhiều giờ tra khảo họ trong đồn công an chỉ vì một trong số họ đã mặc áo có dòng chữ “Phản đối Luật An ninh mạng.”

Sáng 20/01, hai nhà hoạt động Phạm Ngọc Minh (Facebooker Hoàng Trường Sa) và Nguyễn Phước Hoàng Vũ(Facebooker Paul Vu Nguyen) và một người bạn đang uống cafe ở một quán thuộc Phường 3, Quận 5 thì bị công an địa phương buộc về đồn chỉ vì người đầu tiên có mặc áo phông với dòng chữ “Phản đối Luật An ninh mạng” trước ngực.

Cả ba đã bị giam giữ và tra khảo trong đồn từ sáng đến chiều tối cùng ngày. Sau đó, an ninh đã đưa từng người về nơi ở của họ.

An ninh tịch thu chiếc áo có dòng chữ “nhạy cảm” và bắt anh Minh phải xoá bức hình trong đó anh mặc chiếc áo.

Trongtrang Facebook của mình, anh Phạm Ngọc Minh cho biết công an có thái độ khá vui vẻ trong quá trình “làm việc” trong đồn công an. 

Cả hai anh Phạm Ngọc Minh và Nguyễn Phước Hoàng Vũlà những nhà hoạt động từng tham gia nhiều sự kiện phản đối Tàu cộng xâm lược ở Biển Đông và bảo vệ môi trường. Họ cũng tham gia phong trào phản đối Luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu Kinh tế.

Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng ngày 12/6/2018 cho dù gặp sự phản đối mạnh mẽ từ trong nước và quốc tế. Được cho là công cụ hữu ích để bịt miệng giới bất đồng chính kiến trên mạng xã hội, luật này có hiệu lực từ đầu năm 2019.

===== 23/01 ===== 

Nhàbáo công dân Đỗ Công Đương chỉ được giảm án 1 năm sau phiên phúc thẩm 

Án tù của nhà báo công dân Đỗ Công Đương chỉ được giảm 1 năm trong phiên toà phúc thẩm ngày 23/01 về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.

Trong phiên phúc thẩm ngày hôm nay tại thành phố Bắc Ninh, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội vẫn cho rằng ông Đương có tội và giảm án ông xuống còn 4 năm. Trước đó, trong phiên sơ thẩm ngày 12/10/2018, ông bị Toà án Nhân dân tỉnh Bắc Ninh kết tội với mức án 5 năm tù giam.

Luật sư Hà Huy Sơn là người bào chữa cho ông Đương trong cả hai phiên toà, và đều khẳng định thân chủ của ông vô tội.

Ông Đương, một nhà báo công dân và một người chống tham nhũng ở địa phương, bị bắt ngày 24/01/2018 khi ông đang quay phim một vụ cướp đất của dân thường và đưa cho doanh nghiệp ở thị xã Từ Sơn.

Ông bị nhà cầm quyền vu cáo với hai cáo buộc: gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật hình sự 2015.

Trong hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm về cáo buộc thứ nhất trong năm 2018, ông bị kết án 4 năm tù giam.

Như vậy, chỉ với hành động quay phim để ghi lại cảnh chính quyền cộng sản cướp đất của dân mà ông bị kết án tổng cộng 8 năm tù giam.

Việc bắt giữ và kết án ông bị cộng đồng trong nước và quốc tế phản đối kịch liệt. Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ) chỉ trích Hà Nội và kêu gọi trả tự do cho ông.

Ông Đương được xếp vào danh sách tù nhân lương tâm bởi Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và NOW!Campaign, một chiến dịch đòi trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam của 14 tổ chức dân sự và nhân quyền quốc tế và trong nước, trong đó có Civil Rights Defenders, Front Line Defenders, BPSOS và Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD).

——————- 

Hoãn phê chuẩn hiệp định tự do thương mại EVFTA để áp lực CSVN tôn trọng nhân quyền

Hội đồng Liên Âu đã hoãn phê chuẩn Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam – Liên Âu (EVFTA), theo bài báo của ông Phạm Chí Dũng trên Việt Nam Thời báo, một diễn đàn của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Theo đó, bà Jude Kirton-Darling, nghị sĩ và là thành viên của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội Liên Âu, cho biết việc hoãn phê chuẩn EVFTA vì lý do kỹ thuật. Tuy nhiên, theo nhà báo Phạm Chí Dũng thì bất chấp áp lực của một số doanh nghiệp cũng như nhóm nghị sĩ Liên Âu, hôm 21 tháng Giêng năm 2019, Nghị viện Liên Âu quyết định hoãn phê chuẩn EVFTA trong bối cảnh nhân quyền trên hết và vì chế độ độc tài ở Việt Nam phát lờ dư luận và đòi họ phải tôn trọng nhân quyền.

Theo bà nghị sĩ Jude Kirton-Darling thì mặc dù bang giao giữa Liên Âu và Việt Nam là quan trọng nhưng Việt Nam phải cho thấy sự tiến bộ về nhân quyền. Nguồn tin này cũng nói rằng đại diện Liên Âu hôm 21 tháng Giêng đã báo cho phái đoàn cộng sản Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc quyết định hoãn phê chuẩn EVFTA vì Liên Âu đã yêu cầu nhưng Việt Nam không đáp ứng đề nghị cải thiện nhân quyền ở trong nước.

Nội dung thông báo mà Liên Âu chuyển đến đại diện chính phủ Việt Nam cho rằng Liên Âu coi việc tôn trọng nhân quyền là yêu cầu trong các mối quan hệ về thương mại, đồng thời chỉ trích chính sách đàn áp tôn giáo, đàn áp tự do ngôn luận của nhà nước Việt Nam qua việc giam chặt hoà thượng Thích Quảng Độ, bỏ tù hơn 100 tù nhân chính trị, ban hành Luật An ninh mạng nhằm giới hạn quyền tự do ngôn luận. Thông báo trên cũng nói rằng trì hoãn việc phê chuẩn EVFTA là để mở ra cơ hội xem xét tình hình nhân quyền một cách nghiêm túc, buộc phía Việt Nam phải thay đổi chính sách nhân quyền để Liên Âu mới có thể phê chuẩn EVFTA trong nhiệm kỳ quốc hội kế tiếp.

===== 24/01 ===== 

Thành viên Hội Anh em Dân chủ bị bắt vì cáo buộc “lật đổ chính quyền”

Lực lượng an ninh tại thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ ông Nguyễn Văn Viên, thành viên của Hội Anh em Dân chủ, và cáo buộc ông “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.

Theo thông cáo của Hội Anh em Dân chủ, ông Viên, sinh năm 1971, bị mất tích từ ngày 13/01. Vài ngày sau, công an thành phố HCM đã thực hiện khám xét nhà trọ của ông tại Sài Gòn.

Cho tới nay, gia đình ông không nhận được lệnh bắt cũng như cáo buộc từ phía công an.

Theo tổ chức này thì ông Viên là một người hoạt động dân chủ, nhân quyền và chống Formosa.

Cùng ngày, Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng (Việt Tân) đã ra thông cáo tố cáo cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ ông Châu Văn Khảm, một công dân Australia và là thành viên của tổ chức này.

Tin cho hay ông Viên và ông Khảm bị bắt khi gặp nhau ở Sài Gòn.

Ông Viên là nhà hoạt động bị bắt đầu tiên trong năm nay.

Từ năm 2015, Việt Nam đã bắt giữ 10 thành viên của Hội Anh em Dân chủ, 9 trong số họ bị cáo buộc “lật đổ chính quyền.” Năm 2018, họ bị kết án với mức án từ 7 năm đến 15 năm tù giam.

——————–

An ninh Việt Nam mở rộng vụ án liên quan đến Việt kiều Michael Minh Phương Nguyễn

Cơ quan an ninh Việt Nam đang mở rộng vụ án “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.

Ngày 24/01, công an thành phố Hà Nội đã gửi giấy triệu tập nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh (xã Thanh Thuỳ, huyện Thanh Oai), yêu cầu cô đến cơ quan an ninh điều tra vào ngày 29/01 để “làm việc liên quan đến vụ án lật đổ chính quyền.”

Cô Lê Mỹ Hạnh cho biết “vụ án” mà công an Hà Nội nhắc đến là việc bắt giữ ông Michael Minh Phương Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ gốc Việt, và một số bạn của ông.

Như đã đưa tin, Ông Michael Minh Phương Nguyễn từ Hoa Kỳ về thăm Việt Nam cuối tháng 6 năm 2018. Ông cùng một số nhà hoạt động trẻ Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi và Thomas Báo đi thăm Huế và Đà Nẵng. Tại Huế, họ có gặp cô Lê Mỹ Hạnh, khi đó cô đang thực hiện dự án kinh doanh ở đây.

Trên đường trở về Sài Gòn ngày 06/7/2018, nhóm bị mật vụ bám theo. Họ bị mất liên lạc vào ngày 07/7 và được cho là đã bị bắt bởi an ninh thành phố Hồ Chí Minh. 

Ngày 08/7, an ninh Việt Nam bắt ông Huỳnh Đức Thịnh, cựu tù chính trị và là bố của anh Huỳnh Đức Thanh Bình, thành viên của Hội Sinh viên Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức sáng lập bởi tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc.

Sau đó, người thanh niên trẻ Huỳnh Đức Thanh Bình bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109, một cáo buộc nghiêm trọng với mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Phía công an không công bố cáo buộc chống lại ông Michael Phương Minh Nguyễn, thanh niên Trần Long Phi và ông Huỳnh Đức Thịnh. Thomas Báo được cho là đã chạy thoát khỏi mật vụ.

Gia đình ông Thịnh thông báo cho Người Bảo vệ Nhân quyền biết rằng ông Thịnh mới được trả tự do trong tuần này nhưng vẫn bị quản chế và bị buộc trình diện với chính quyền nơi ông sinh sống hàng tuần.

Cô Lê Mỹ Hạnh là một nhà hoạt động xã hội, từng tham gia một số sự kiện chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, phản đối chính quyền Hà Nội chặt cây cổ thụ, và Formosa do công ty này xả thải và gây thảm hoạ môi trường ở ven biển miền Trung năm 2016. Cô nhiều lần bị dư luận viên đánh đập trong khi mật vụ Huế đã buộc cô phải rời khỏi thành phố này trong năm 2018.

——————– 

Hiệp sỹ đánh BOT Huỳnh Long lại bị bắt cóc và đánh đập 

Theo một số nhà hoạt động ở Sài Gòn thì hiệp sỹ đánh BOT Huỳnh Long lại bị bắt cóc và đánh đập bởi xã hội đen trong ngày 24/01.

Tin cho biết khi anh Huỳnh Long đi xe đến khu vực trạm thu phí An Sươngthì bị cẩu xe vào hẻm vắng, nơi đó anh bị bọn côn đồ đánh đến mức anh phải nhập viện.

Cũng trong ngày 24/01, nữ hiệp sỹ đánh BOT Phương Ngô cũng bị giam trong xe của mình khoảng 10 tiếng trước khi được đồng đội cứu ra khỏi vòng vây của công an, dân phòng và côn đồ.

Đây là vụ bắt cóc và đánh đập anh Huỳnh Long lần thứ hai trong vòng 2 tuần lễ. Trước đó, vào trưa ngày 14/01, anh Trần Long, chị Phương Ngô, nhà báo Trương Châu Hữu Danh có đến khu vực trạm thu phí An Sươngđể ủng hộ tài xế phản đối việc thu phí không đúng của trạm này. Tuy nhiên, anh Huỳnh Long bị nhóm côn đồ bắt cóc đưa đi nhiều nơi để trấn lột điện thoại và ví của anh trong khi công an, dân phòng và côn đồ bao vây xe của chị Phương Ngô, nhà báo Trương Châu Hữu Danh và giam họ trong xe gần 1 ngày đêm.

Việt Nam có gần 100 trạm thu phí khắp cả nước. Rất nhiều trong số những trạm này bị đặt sai vị trí một cách cố tình bởi nhà đầu tư để thu được nhiều phí hơn từ những tài xế cho dù họ không sử dụng dịch vụ mà nhà đầu tư đã tạo ra. Tất cả những trạm thu phí sai địa điểm này được ủng hộ bởi quan chức chính phủ và được nhà cầm quyền cộng sản địa phương bảo kê.

Bằng nhiều hình thức, nhiều tài xế và người hoạt động dân sự đã phản đối việc thu không đúng của những trạm thu phí đặt sai vị trí. Họ biểu tình ngay tại trạm thu phí hoặc sử dụng tiền mệnh giá lẻ hoặc mệnh giá cao để kéo dài thời gian trả phí, gây tắc nghẽn và buộc chủ sở hữu của trạm thu phí phải xả trạm.

Một số chủ đầu tư đã buộc phải di dời trạm thu phí đến đúng vị trí sau khi gặp sự phản đối của tài xế và người hoạt động. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư khác, với sự bảo kê của quan chức chính phủ và chính quyền địa phương, vẫn ngang nhiên thu phí. Chúng còn nhờ công an để đàn áp và thuê côn đồ để đánh đập người phản đối. 

===== 26/01 ===== 

Bộ Ngoại giao Australia xác nhận công dân Châu Văn Khâm bị Việt Nam giam giữ

Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã xác nhận công dân của mình là ông Châu Văn Khâm đã bị bắt giữ và giam giữ bởi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Theo người phát ngôn từ bộ này thì giới ngoại giao của Australia đã tìm cách tiếp cận ông Khâm, một thành viên của Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (Việt Tân).

Theo Australia Broadcasting Corporation (ABC), gia đình ông mất liên lạc với ông cách đây gần 2 tuần và họ cho rằng ông đã bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt.

ABC cũng dẫn lời ông Nguyễn Phong, bạn của ông Khâm và cũng là thành viên của Việt Tân thì ông Khâm về Việt Nam, gặp gỡ với một thành viên của Hội Anh em Dân chủ tên là Nguyễn Văn Viễn rồi bị bắt tại Sài Gòn ngày 13/01.

Theo ông Phong thì công an Việt Nam có thông báo việc bắt giữ ông Viễn cho vợ ông nhưng không nói lý do bị bắt giữ.

Việt Tân tự coimình là một nhóm đấutranh dân chủ ônhòa nhưng bị Hà Nội coi là một tổ chức khủngbố.

===== 27/01 ===== 

STEFANUSALLIANSEN kêu gọi viết thư cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển

Tổ chức Stefanusalliansen(Stefanus Alliance International) đã đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế và trong nước viết thư động viên cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, người đang thụ án tù tại Trại giam An Điềm, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng NamAn Diem prison, Dai Loc district, Quang Nam province

ÔngNguyễn Bắc Truyển là một phật tử Hòa Hảo, người đã bị giam cầm hai lần vì công việc vì tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam. Sau khi ra tù năm 2010, ôngsáng lập tổ chức Hiệp hội Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, một tổ chức hỗ trợ các tù nhân lương tâm và gia đình họ đến thăm nhà tù, trợ giúp pháp lý và học bổng cho những con em nếu không có tiền đi học. Ông đã cung cấp trợ giúp pháp lý và giáo dục pháp lý miễn phí cho nhiềuhọc sinh dân tộc thiểu số và tôn giáo, những người gặp phải sự phân biệt đối xử ở Việt Nam như Hòa Hảo, H’Mông, Kitô hữu và Cao Đài.

Vào tháng 7 năm 2017, ôngNguyễn Bắc Truyểnđã bị bắt trên đường phố và bị biệtgiamtrong nhiều tháng mà gia đình không có biết chuyện gì đã xảy ra. Vào tháng 4 năm 2018, ông bị kết án 11 năm tù và 3 năm quản chế.

Stefanusalliansen kêu gọi gửi thưcho ông trong nhà tùđể khích lệ ôngnhằm yêu cầu nhà tù cải thiện điều kiện giam giữ. Bằngcách gửi thư cho các tù nhân, họsẽ nhận được nhiều thức ăn, thuốc men và đối xử tốt.

Stefanusalliansen là một tổ chức truyền giáo và nhân quyền Kitô giáo, tập trung đặc biệt vào tự do tín ngưỡng và tôn giáo như được thể hiện trong Điều18 của Tuyên bố Nhân quyền của Liên Hợp quốc.

====================== 

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây: https://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2019/01/27/vietnam-human-rights-defenders-weekly-report-for-january-21-27-2019-one-more-member-of-bfd-arrested-charged-with-subversion/