Tố công an Đồng Tháp ép cung, TNLT Huỳnh Trương Ca bị đánh đập, bỏ đói


Ông Huỳnh Trương Ca tại phiên toà cuối năm 2018 (nguồn ảnh: Internet)


Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 12/02/2019: Tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca, người mới bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam vì cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước,” đang bị đàn áp trong Trại tạm giam ở thành phố Cao Lãnh của Sở Công an Đồng Tháp.

Trong lần gặp gia đình mới đây, ông cho biết ông bị nhốt trong phòng tối cùng với tù hình sự. Với sự bảo kê của công an, những tên tù hình sự này ra sức hành hạ ông. Ông cũng không được ăn uống đầy đủ, bữa no bữa đói, cuối tuần hầu như bị buộc ăn cháo.

Đây là những hình thức đàn áp mà công an Đồng Tháp đã đối xử với ông sau khi ông nói với gia đình rằng ông đã bị công an ép cung để buộc ông khai sau khi bị bắt.

Trong lần gặp gia đình vào cuối tháng 1 vừa qua, ông Ca nói rằng trong giai đoạn điều tra, một điều tra viên từ Sở Công an thành phố Sài Gòn đã ép cung, dụ cung nhằm buộc ông khai ra những người khác. Tuy nhiên, ông không mắc mưu và từ chối.

Gia đình ông cho biết hiện sức khoẻ ông Ca rất yếu.

Công an Đồng Tháp cũng sách nhiễu gia đình ông, theo dõi sát sao mọi thành viên trong gia đình và ngăn cấm họ tiếp xúc hoặc nhận trợ giúp từ những người khác. 

Con gái ông viết trên Facebook dòng chữ “Bố tôi vô tội” và công an địa phương đã triệu tập hai mẹ con lên đồn tra khảo từ sáng đến đầu giờ chiều. Sau đó công an cướp điện thoại của hai người rồi xoá hết các dữ liệu bên trong máy. Công an còn đe doạ, nói bỏ tù nếu còn tiếp tục sử dụng Facebook để truyền tin về ông.

Ông Ca, 48 tuổi, là thành viên của nhóm Hiến Pháp, một nhóm gồm 18 người với chủ trương phổ biến quyền con người được ghi trong Hiến pháp 2013. Nhiều thành viên của nhóm này là những người tích cực trong cuộc biểu tình ôn hoà phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng tại Sài Gòn ngày 10/6/2018.

Ông và 8 người khác của nhóm đã bị bắt giữ đầu tháng 9 năm ngoái khi chuẩn bị cho cuộc biểu tình vào ngày 04/9 trong dịp quốc khánh. Ông bị cáo buộc theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

Trong phiên toà ngày 28/12/2018 không có luật sư, ông bị kết tội với mức án 66 tháng tù giam và ba năm quản chế.

Tám thành viên khác của nhóm Hiến Pháp vẫn còn đang bị giam giữ, 4 trong số họ tên là Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Ngô Văn Dũng, Đoàn Thị Hồng và Hồ Đình Cương đang bị điều tra với cáo buộc “Phá rối an ninh” theo Điều 118, một người là ông Lê Minh Thể bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015. Ba người còn lại tên là Hưng Hùng, Trần Thanh Phương và Đỗ Thế Hoá vẫn bị biệt giam mà chưa có cáo buộc.

Tra tấn, ép cung và mớm cung là “biện pháp nghiệp vụ” mà an ninh Việt Nam thường xuyên áp dụng, nhất là trong các vụ án mang tính chính trị, theo nhiều tổ chức nhân quyền và cựu tù nhân lương tâm.

Tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca, người mới bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam vì cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước,” đang bị đàn áp trong Trại tạm giam ở thành phố Cao Lãnh của Sở Công an Đồng Tháp.

Trong lần gặp gia đình mới đây, ông cho biết ông bị nhốt trong phòng tối cùng với tù hình sự. Với sự bảo kê của công an, những tên tù hình sự này ra sức hành hạ ông. Ông cũng không được ăn uống đầy đủ, bữa no bữa đói, cuối tuần hầu như bị buộc ăn cháo.

Đây là những hình thức đàn áp mà công an Đồng Tháp đã đối xử với ông sau khi ông nói với gia đình rằng ông đã bị công an ép cung để buộc ông khai sau khi bị bắt.

Trong lần gặp gia đình vào cuối tháng 1 vừa qua, ông Ca nói rằng trong giai đoạn điều tra, một điều tra viên từ Sở Công an thành phố Sài Gòn đã ép cung, dụ cung nhằm buộc ông khai ra những người khác. Tuy nhiên, ông không mắc mưu và từ chối.

Gia đình ông cho biết hiện sức khoẻ ông Ca rất yếu.

Huỳnh Trương Ca từ lâu bị nhốt trong phòng tối, chung với bọn xã hội đen, ngáo đá. Anh Ca bị chúng thoả sức đánh chửi hành hạ, ăn uống thì bữa đói bữa no, cuối tuần hầu như chỉ ăn cháo. Sức khoẻ anh Ca vốn đã rất kém nay lại càng sa sút.

Ông Ca, 48 tuổi, là thành viên của nhóm Hiến Pháp, một nhóm gồm 18 người với chủ trương phổ biến quyền con người được ghi trong Hiến pháp 2013. Nhiều thành viên của nhóm này là những người tích cực trong cuộc biểu tình ôn hoà phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng tại Sài Gòn ngày 10/6/2018.

Ông và 8 người khác của nhóm đã bị bắt giữ đầu tháng 9 năm ngoái khi chuẩn bị cho cuộc biểu tình vào ngày 04/9 trong dịp quốc khánh. Ông bị cáo buộc theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

Trong phiên toà ngày 28/12/2018 không có luật sư, ông bị kết tội với mức án 66 tháng tù giam và ba năm quản chế.

Tám thành viên khác của nhóm Hiến Pháp vẫn còn đang bị giam giữ, 4 trong số họ tên là Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Ngô Văn Dũng, Đoàn Thị Hồng và Hồ Đình Cương đang bị điều tra với cáo buộc “Phá rối an ninh” theo Điều 118, một người là ông Lê Minh Thể bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015. Ba người còn lại tên là Hưng Hùng, Trần Thanh Phương và Đỗ Thế Hoá vẫn bị biệt giam mà chưa có cáo buộc.

Tra tấn, ép cung và mớm cung là “biện pháp nghiệp vụ” mà an ninh Việt Nam thường xuyên áp dụng, nhất là trong các vụ án mang tính chính trị, theo nhiều tổ chức nhân quyền và cựu tù nhân lương tâm.