Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 19 từ ngày 06 đến 12/5/2019: Hai phụ nữ bị án tủ 11 năm vì kêu gọi biểu tình

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 12/5/2019

 

Chính thể cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, lần này nhắm mục tiêu là những người ít nổi tiếng hơn.

Ngày 10/5, Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã kết án 2 phụ nữ Vũ Thị Dung và Nguyễn Thị Mai Sương với mức án tù 6 năm và 5 năm tương ứng. Theo cáo trạng, bà Dung, 54 tuổi, đã tự tay vẽ hàng trăm khẩu hiệu phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế rồi đưa cho bà Sương, 51 tuổi, để phát tán ở nhiều hơn thuộc huyện Định Quán.

Công an huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã kết thúc điều tra vụ nhà hoạt động Hà Văn Nam và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm trát với đề nghị truy tố theo Khoản 2 Điều 318 của Bộ luật hình sự 2018 với mức án từ hai đến bảy năm tù giam. Cùng với anh Nam là 6 người tham gia biểu tình phản đối việc thu phí sai của nhiều BOT bẩn nằm rải rác khắp Việt Nam.

Trong hai ngày 11-12/5, chính quyền huyện Sóc Sơn điều động một số lượng lớn cảnh sát, cảnh sát cơ động, mật vụ và dân phòng đàn áp một nhóm khoảng 20 nhà hoạt đọng phản đối việc thu phí của Trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài. Công an đánh đập và bắt giữ 20 trong số họ và giam giữ họ trong đồn cảnh sát. Cảnh sát buộc phải phóng thích vào ngày hôm sau.

Chính quyền ở Hà Nội dường như đã tạm dừng việc điều tra đối với glogger Lê Anh Hùng và chuyển anh tới cơ sở điều trị bệnh tâm thần, một việc mà Hùng không bao giờ thích.”

Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo từ Nha Trang đến Hà Nội cuối tuần trước, và bị sỹ quan an ninh của Bộ Công an bắt cóc đưa về văn phòng của An ninh Điều tra. Tại đây, ông buộc phải trả lời nhiều câu hỏi về chuyến đi thủ đô của ông. Tuy nhiên, việc chính là chúng không muốn ông thăm nhà báo độc lập Nguyễn Hữu Binh. Ông Tạo cho biết sẽ phản ảnh sự việc lên Nhóm Công tác về bắt giữ độc đoán và thu giữ điện thoại của ông.

Thầy giáo Đặng Nguyên Triết đã bị nhà cần quyển tỉnh Ninh Thuận phạt 7.5 triệu đồng vì chia sẻ và viết một sô bài đăng trên Facebook chỉ trích chính phủ. Trước đó, ông bị nhắm đến sau khi cùng học sinh nhặt rác để làm sạch ven biển.

Ngày 09/5, hai tên côn đồ đã ngang nhiên đánh đập linh mục Paul Nguyễn Xuân Tính, chánh xứ giáo xứ Khe Sắn thuộc Giáo phận Hà Tĩnh khi ông trên đường đi thăm giáo dân. Công an địa phương đã bắt được 2 tên nhưng chưa rõ xử lý thế nào. Linh mục Tính là một người hay lên tiếng để bảo vệ công lý.

Và một số tin quan trọng khác

===== 06/5 =====

Nhà hoạt động Hà Văn Nam bị đề nghị truy tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng”

Theo luật sư Trần Thu Nam, công an cộng sản ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra kết luận điều tra và đề nghị khởi tố nhà hoạt động Hà Văn Nam cùng với 6 người khác theo tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật hình sự 2015.

Theo kết luận điều tra này, 7 người đã thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng và phía công an đề nghị truy tố theo khoản 2 của Điều 318, với mức án từ 2 đến 7 năm tù giam cho mỗi một bị can.

Luật sư Nam cho biết đây là một vụ án có nhiều dấu hiệu oan sai, quy chụp đối với Hà Văn Nam và một số luật sư sẽ làm hết sức mình để bảo vệ cho anh.

Anh Nam, sinh năm 1981, là một thạc sỹ quản trị kinh doanh và giám đốc một doanh nghiệp. Anh tham gia vào chiến dịch chống BOT bẩn ở nhiều nơi ở Việt Nam.

Anh Nam cùng với nhiều nhà hoạt động xã hội khác thực hiện nhiều hoạt động nhằm phản đối việc thu phí của nhiều trạm thu phí vì những trạm này không được đặt đúng vị trí.  Họ làm nhiều hành động, bao gồm sử dụng tiền mệnh giá nhỏ hoặc thật lớn để thanh toán tiền khi đến các trạm thu phí trên nhằm kéo dài thời gian chi trả và như vậy gây tắc nghẽn giao thông, buộc chủ trạm thu phí phải mở cửa cho xe chạy tự do. Chính vì các hoạt động này của họ mà các chủ trạm thu phí rất tức và sử dụng côn đồ hay cấu kết với công an để đánh đập, sách nhiễu người chống BOT.

Cuối tháng 1, anh Nam bị một nhóm mặc thường phục bắt cóc và đánh đập anh trước khi bỏ anh xuống ở một địa điểm thuộc huyện Đan Phượng. Anh bị gãy xương sườn và nhiều vết đau khắp cơ thể. Anh là một trong nhiều nhà hoạt động chống BOT bị đánh đập, giam hãm trong xe riêng nhiều giờ trong vài tháng gần đây.

Ngày 05/3, công an Bắc Ninh đã đến nhà riêng của anh ở Hà Nội để bắt anh.

Việt Nam có gần 90 trạm thu phí BOT (Build-Operate-Transfer)  trên khắp cả nước. Rất nhiều trong số này bị cố tình đặt sai vị trí nhằm giúp chủ đầu tư thu được nhiều tiền phí, kể cả từ những xe không sử dụng dịch vụ. Tất cả các trạm thu phí BOT đều có quan chức cao cấp của chế độ chống lưng.

——————–

Bạch Hồng Quyền cho rằng mình may mắn không bị trục xuất về Việt Nam

Nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, người vừa mới đến Canada ngày 03/5, cho rằng anh đã gặp may mắn và không bị trục xuất về Việt Nam, không như số phận của cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của đài Á châu Tự do (RFA) sau khi đã an toàn ở Canada, Quyền nói rằng trong suốt thời gian qua anh bị truy tìm bởi mật vụ Việt Nam và cảnh sát Thái Lan từ đầu tháng 3, một tuần trước khi anh công bố bức thư ngỏ gửi các tổ chức nhân quyền ngày 08/3 đề nghị gây sức ép lên chính quyền Thái buộc họ phải bảo đảm an ninh cho anh.

Trong thời gian 2 tuần ở Trung tâm giam giữ di trú (IDC) ở Bangkok, anh vẫn còn bị nguy hiểm vì đại diện của Toà Đại sứ Việt Nam ở Thái Lan đã đến đây để gặp anh và đòi phía Thái phải trục xuất anh về nước. Trước đó, vào tháng 5 năm 2017, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã ra lệnh truy nã Quyền vì tổ chức biểu tình phản đối Formosa.

Nếu bị trục xuất về Việt Nam, anh đối mặt với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” với mức án cao nhất có thể là 7 năm tù giam.

Ngay sau khi đại diện nhà cầm quyền Việt Nam vào IDC tìm anh, Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tỵ nạn (UNHCR) ở Bangkok đã đưa anh về cơ quan này. Theo lịch trình trước đó, anh sẽ được đưa đi Canada vào ngày 29/5, tuy nhiên, do tình hình trở nên nguy hiểm, nên anh được phía Canada và UNHCR đưa anh đi cùng con trai vào ngày 02/5.

Quyền cũng khẳng định ông Nhất bị bắt cóc bởi mật vụ Việt Nam và đưa ông về nước. Hiện ông đang bị giam ở Trại tạm giam T16 của Bộ Công an cộng sản. Việc giam giữ ông vi phạm thủ tục tố tụng quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015, theo nhiều luật gia.

Quyền nói mật vụ Việt Nam sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích cho dù có thể gây tổn hại đến hình ảnh của quốc gia. Ngay cả khi đã ở trong IDC để chờ được đưa đi Canada, cơ hội bị trục xuất về Việt Nam là 50%, anh nói.

——————–

Nhà báo Võ Văn Tạo tố cáo Bộ Công an bắt cóc ông ở Hà Nội

Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo nói rằng ông bị công an cộng sản bắt giữ độc đoán và giam giữ ông nhiều giờ ở đồn công an ở Hà Nội trong hai ngày 04 và 05/5/2019.

Ông Tạo cho biết ông đến thăm Hà Nội từ thành phố Nha Trang đầu tháng 5. Vào chiều muộn ngày 04/5, ông cùng bạn đại học Đàm Đình Vinh đi thăm gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm), người sẽ mãn hạn tù vào ngày hôm sau.

Trên đường trở về nhà bạn, hai ông bị 4 người đi bằng 2 xe máy chặn lại. Hai tên xốc nách ông Tạo và đưa ông lên một chiếc xe máy về trụ sở Trực ban An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an cộng sản ở số 3 phố Nguyễn Gia Thiều. Xe kia chặn ông bạn Vinh để không cho ông đuổi theo xe chở ông Tạo. Trên đường chạy xe, một tên bắt cóc ngồi ôm ông Tạo và liên tục hăm dọa rất mất dạy “Già rồi, xương giòn đấy…”

Trong đồn công an, chúng bẻ tay ông để cướp điện thoại, và đòi lập biên bản. Ông Tạo liên tục phản đối việc bắt cóc và vi phạm trắng trợn quyền tự do đi lại, và từ chối ký vào biên bản do chúng soạn sẵn. Chúng giữ ông đến tận 22 giờ rồi đưa ông lên xe về nhà bạn. Chúng hẹn 13.30 giờ hôm sau đến nhận lại điện thoại.

Chiều hôm sau, ông Tạo đến đòi điện thoại nhưng công an cứ trì hoãn, tận đến 19 giờ mới trả cho ông.

Ông cho biết mật vụ cộng sản đã bám theo ông ngày từ khi ông đến Hà Nội, và cho đến tận ngày ông rời thủ đô.

Mục tiêu của việc bắt cóc và giam giữ ông độc đoán là muốn ngăn cản ông đến chúc mừng Anh Ba Sàm, người được trả tự do sau 5 năm tù vê cáo buộc nguỵ tạo “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”

Ông Tạo, thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và là người bất đồng chính kiến, nói rằng công an Việt Nam đã ngang nhiên chà đạp pháp luật. Những hành vi xâm phạm ngân quyền thô bỉ như thế này chỉ làm công chúng và quốc tế thấy bộ mặt thể chế này thêm lem luốc, ông bổ sung.

===== 07/5 ====

Cựu tù nhân chính trị Đỗ Văn Thái vẫn chưa được trả tự do 10 ngày sau khi bị bắt giữ

Cựu tù nhân chính trị Đỗ Văn Thái dường như vẫn bị giam giữ bởi nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn ngày thứ 10 sau khi bị bắt vào dịp cuối tháng trước.

Khoảng 18g ngày 27/4, ông Thái cùng bạn Hoàng Ngọc Quyềnđang nguồi uống cafe ở quán Lộc Vừngtrên đường Hà Huy Giáp, quận 12thì bị lực lượng an ninh cộng sản ập vào bắt giữ. Ông Quyền bị đánh đập nhiều lần trong 45 giờ giam giữ cho đến chiều ngày 29/4 thì được trả tự do.

Ông Thái cũng bị đưa về đồn công an nhưng vẫn chưa được trả tự do. Không một người bạn nào của ông có được tin về ông kể từ hôm đó. Một số nhà hoạt động ở Sài Gòn dự đoán rằng ông đang bị giam ở trại tạm giam của công an thành phố ở số 4 Phan Đăng Lưu.

Ông Thái bị bắt năm 2000 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự 1999. Ông bị kết án 17 năm tù giam và được trả tự do năm 2017. Trong quá trình thụ án tại phân trại số 3 (trại giam Xuân Lộc- Đồng Nai), do dùng chung dao cạo râu với tù hình sự nên ông đã bị nhiễm HIV.

Sau khi ra tù, do không có người thân, ông được một bạn tù cho ở nhờ cho đến ngày bị bắt.

Ông là một trong số nhiều người bị bắt trong dịp chế độ cộng sản kỷ niệm 44 năm ngày cưỡng chiếm miền Nam và áp đặt chế độ độc tài toàn trị trên toàn Việt Nam. Trước đó, lực lượng an ninh cộng sản bắt giữ 3 Facebooker Ngài Nam Tước, Las Plagas và Vy Bùi và hiện đang giam giữ họ tại trại tạm giam B5 của công an tỉnh. Theo nguồn tin chưa kiểm chứng thì nhiều người khác bị bắt mà không có thông tin cụ thể, nhiều trong số đó bị cho là có liên quan đến chính phủ lưu vong của thủ tướng tự xưng Đào Minh Quân, một công dân Hoa Kỳ gốc Việt. Tổ chức này kêu gọi bạo động để lật đổ chế độ cộng sản hiện thời.

===== 08/5 =====

Blogger Lê Anh Hùng bị đưa vào bệnh viện tâm thần sau khi Hà Nội đình chỉ vụ án

Nhà hoạt động dân chủ, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình cho biết nhà cầm quyền Hà Nội đã chuyển blogger Lê Anh Hùng tới Bệnh viện Tâm thần Trung ương Inằm trên địa bàn huyệnThường Tíntừ ngày 07/5 sau khi đình chỉ vụ án.

Theo đó, công an Hà Nội xác định ông Hùng, 46 tuổi bị nhiễm bệnh tâm thần và tạm đình chỉ điều tra vụ án. Ông bị bắt ngày 05/8/2018 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và hành vi phạm tội được cho là in biểu ngữ, chụp hình và treo trên cầu bộ hành biểu ngữ với nội dung tố cáo phó thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải là “gián điệp Tàu” và tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là “kẻ bao che, đồng lõa.” Anh cũng đăng trên blog cá nhân “Thư tố cáo lãnh đạo đảng và nhà nước lần thứ 111” với nội dung như trên. Ngoài ra, anh Hùng còn “trả lời phỏng vấn một số báo đài, báo có trụ sở ở nước ngoài” về việc treo biểu ngữ nêu trên.

Gia đình anh đã đến bệnh viện trên để thăm anh và thấy anh gầy, yếu, dáng phờ phạc.Anh kể rằng anh bị cưỡng bức đi khám tâm thần lầnđầu trong tháng 10/2018. Khi đó anh tuyệt thực để phản đối nhưng phía bệnh viện đã cho người đè ra, truyền thức ăn qua đường mũi, miệng đến chảy cả máu. Lần thứ hai, Viện Kiểm sát yêu cầu giám định lại, vàanh đã bị đưa đến làm các xét nghiệm từ 01/4 đến 22/4.

Giađình nói thêm rằng hiện nay, Lê Anh Hùng bị cưỡng bức tiêm thuốc điều trị tâm thần.

Trước khi bị đưa đi bệnh viện tâm thần, anh bị giam ở Trại tạm giam số 2 của Công an thành phố Hà Nội.

Blogger Hùng là cây viết chính trị của đài Á châu Tự do (RFA) và đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Anh tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung cộng xâm lược Biển Đông, và tuần hành vì môi trường cũng như đòi dân chủ, nhân quyền.

Năm 2013, anh đã từng bị công an Hà Nội bắt cóc đưa vào trại tâm thần. Anh được trả tự do sau khi gia đình và bạn bè đấu tranh.

===== 09/5 =====

Linh mục Paul Nguyễn Xuân Tĩnh bị hai côn đồ đánh đập

Hai tên côn đồ đã ngang nhiên đánh đập linh mục Paul Nguyễn Xuân Tính, chánh xứ giáo xứ Khe Sắn thuộc Giáo phận Hà Tĩnh, làm ông bị choáng.

Theo lời kể của giáo dân địa phương, sáng ngày thứ Năm, linh mục Tính được chở bằng oto đến công trình của giáo họ Tân Thành. Trên đường đi thì có một chiếc xe máy chặn làm xe chở ông không đi qua được. Khi ấy, linh mục xuống xe để đề nghị người dân đó dẹp xe của mình sang một bên để giải phóng đường, nhưng thay vì hợp tác thì người chủ xe to tiếng và xúc phạm ông. Người này đánh vào mặt và người linh mục Tín.

Sau đó, có một người khác chạy xe máy tới, cầm gậy xông vào đánh linh mục. Theo một người dân chứng kiến sự việc thì linh mục Tính không chống trả mà còn nói “Nếu các anh muốn đánh tôi thì cứ đánh.”

Sau khi thấy linh mục có vẻ sắp đổ gục xuống, hai kẻ tấn công bỏ trốn bằng xe máy. Nạn nhân không cho giáo dân đuổi theo hai kẻ thủ ác vì sợ giáo dân sẽ gây tổn thương cho chúng, những người chứng kiến sự việc cho biết.

Sau khi được đưa về nhà xứ, linh mục Tính đã gọi điện cho cơ quan chức năng địa phương để phản ảnh sự việc. Sau một thời gian truy bắt, công an đã bắt được hai kẻ tấn công và đưa về uỷ ban nhân dân xã Sơn Lâm để điều tra.

Hiện sức khoẻ của linh mục Tính vẫn chưa phục hồi. Do bị đánh nhiều vào đầu nên ông bị choáng và mắt bị mờ đi, một giáo dân cho biết.

Công giáo là một tôn giáo có khoảng 7 triệu tín đồ trong tổng số khoảng 95 triệu dân ở Việt Nam. Linh mục và con chiên ở nhiều cộng đồng Công giáo thường xuyên bị sách nhiễu bởi nhà cầm quyền địa phương và những kẻ côn đồ nhưng được bảo kê bởi công an, đặc biệt ở khu vực miền Trung, nơi giáo dân cất tiếng nói mạnh mẽ phản đối chính sách sưu thuế nặng nề và ô nhiễm môi trường gây ra bởi Formosa.

===== 10/5 =====

Hai phụ nữ ở Đồng Nai bị kết án tù vì phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng

Hôm nay, nhà cầm quyền ở tỉnh Đồng Nai đã kết án hai phụ nữ với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” vì có những hành động phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.

Trong phiên toà vào ngày thứ Sáu, Toà án cộng sản tỉnh Đồng Nai đã kết án bà Vũ Thị Dung, 54 tuổi, với bản án 6 năm tù giam, còn bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, 51 tuổi, bị tuyên án 5 năm tù giam. Bà Dung ở xã Phú Thanh, huyện Tân Phú còn bà Sương ở xã Phú Tân huyện Định Quán.

Theo cáo trạng, từ tháng 8 đến tháng 10/2018, bà Dung và bà Sương dùng điệnthoại để tương tác trên mạng Facebook. Sau đó họ xem videos và nhiều bài viết có nội dung chống phá nhà cầm quyền cộng sản ở hai tài khoản Facebook có tên là “Tân Thái” và “Benny Trương.”

Cũng theo cáo trạng, hai bà bị cáo buộc có hành vi kích động và kêu gọi người dân xuống đường biểu tình phản đối haidự luật kia.

Nhàcầm quyền còn buộc tội hai bà làm các tờ rơi có nội dung chống phá chếđộ và kêu gọi tẩy chay hàng Trung cộngrồi mang đến thị trấn Định Quán và phân phát cho người dân.

Theo truyền thông lề đảng, hai bà bị bắt vào ngày 10/10/2018 khi họ kêu gọi tổng biểu tình vào ngày 13/10.

Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), tuy nhiên, nhà cầm quyền vẫn sử dụng nhiều điều khoản mơ hồ như “tuyên truyền chống nhà nước” trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự để hạn chế quyền hội họp và tự do ngôn luận.

Hàng trăm người đã bị bắt, bị đánh đập và bị bỏ tù vì tham gia biểu tình ôn hoà từ tháng 6 năm 2018.

Hiện có ít nhất 33 nhà hoạt động đang bị giam cầm vì cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015, với mức án từ 3 đến 12 năm.

===== 11/5 =====

Công an Hà Nội đàn áp khốc liệt nhóm hoạt động chống BOT bẩn

Sáng ngày thứ Bảy, lực lượng công an cộng sản ở thủ đô Hà Nội đã đàn áp một cách khốc liệt nhóm người hoạt động phản đối trạm thu phí Bắc Thăng Long- Nội Bài, một trong những trạm được đặt không đúng vị trí, hay còn gọi BOT bẩn.

Theo đó, công an đã đánh đập nhiều anh chị em và bắt đi khoảng 20 người. Nhiều người bị bầm dập trên cơ thể và chảy máu ở mặt.

Ít nhất 11 xe oto của nhóm anh chị em này đã bị lực lượng an ninh cẩu ra khỏi khu vực trạm thu phí.

Chuyện bắt đầu khi sáng nay anh chị em hoạt động xã hội đến trạm thu phí này để chất vấn tại sao đến giờ chưa dẹp trạm này sau khi thành phố Hà Nội và dư luận chỉ ra sai phạm thu phí trái phép trong hơn 10 năm qua. Nhân viên thu phí yêu cầu anh em mua vé mới được qua bên kia để gặp chủ doanh nghiệm nhưng nhóm tài xế không mua và yêu cầu mở hàng rào.

Một lúc sau công an được điều động đến và bắt đầu nhào vào tấn công họ.

Trạm thu phí Bắc Thăng Long- Nội Bài là một trong gần 90 trạm thu phí nằm rải rác trên toàn quốc, hàng chục trong số đó được nhà đầu tư đặt sai vị trí nhằm thu được nhiều phí hơn, thu cả những người không sử dụng dịch vụ mà nhà đầu tư cung cấp. Tất cả các trạm thu phí này đều được sự bảo kê của quan chức cao cấp của chế độ.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu nhàđầu tư di dời trạm thu phí về đúng chỗvà trước tết Nguyên đán vừa qua, hàng trăm người dân khu vực gần đó đã dựng lán trại để phản đối, buộc nhà đầu tư phải xả trạm trong 3 tháng. Tuy nhiên, nhà đầu tư lại bắt đầu thu phí từ 15/3.

Hà Văn Nam và một số nhà hoạt động chống BOT bẩn đã bị bắt, bị bắt cóc và đánh đập bởi mật vụ hay côn đồ. Những người bị bắt thường bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” với mức án cao nhất là 7 năm tù giam.

===== 12/5 =====

Công an Hà Nội trả tự do cho các nhà hoạt động chống BOT bẩn

Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động chống BOT bẩn mà bị bắt giữ trong vụ đàn áp khốc liệt vào sáng ngày 11/5.

Theo nhà hoạt động Nguyễn Thị Thuỷ (Facebooker Nguyễn Trần Công) thì vào sáng thứ Bảy, côn an Hà Nội đã đánh đập và bắt giữ khoảng 20 nhà hoạt động sau khi họ kéo đến Trạm thu phí Bắc Thăng Long- Nội Bài để yêu cầu nhà đầu tư xả trạm.

Cô Thuỷ cho biết phía công an đã giữ 5 người không quá 12 g và 7 người không quá 24 giờ. Tuy nhiên, nhiều người trong số đó bị đánh đập trong quá trình bắt giữ. Một số bị đánh hộc máu mồm. Ít nhất 11 xe oto của nhóm anh chị em này đã bị lực lượng an ninh cẩu ra khỏi khu vực trạm thu phí và đưa vào bãi đỗ xe bị phạt.

Trạm thu phí Bắc Thăng Long- Nội Bài là một trong hàng chục trạm thu phí được đặt không đúng vị trí, hay còn gọi BOT bẩn. Những trạm này được nhà đầu tư đặt sai vị trí nhằm thu được nhiều phí hơn, thu cả những người không sử dụng dịch vụ mà nhà đầu tư cung cấp. Tất cả các trạm thu phí này đều được sự bảo kê của quan chức cao cấp của chế độ.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu nhàđầu tư di dời trạm thu phí BắcThăng Long- Nội Bài về đúng chỗvà trước tết Nguyên đán vừa qua, hàng trăm người dân khu vực gần đó đã dựng lán trại để phản đối, buộc nhà đầu tư phải xả trạm trong 3 tháng. Tuy nhiên, nhà đầu tư lại bắt đầu thu phí từ 15/3.

Hà Văn Nam và một số nhà hoạt động chống BOT bẩn đã bị bắt, bị bắt cóc và đánh đập bởi mật vụ hay côn đồ. Nam bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” và có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là 7 năm tù giam.

========================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây: /2019/05/13/vietnam-human-rights-defenders-weekly-report-for-may-6-12-2019-two-female-activists-jailed-for-calling-for-public-protests/