Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 29, từ ngày 15 đến 21/7/2019: Bắc Ninh tổ chức phiên toà sơ thẩm xử nhà hoạt động Hà Văn Nam vào ngày 30/7

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 21/7/2019

 

Nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh đã quyết định đem nhà hoạt động chống BOT bẩn Hà Văn Nam ra xét xử sơ thẩm ngày 30/7 về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự. Anh sẽ phải đối mặt với án tù từ 2 đến 7 năm nếu bị kết tội. Anh là một trong nhiều nhà hoạt động xã hội chống lại việc thu phí đường của hàng chục trạm thu phí BOT khắp cả nước, những trạm không được đặt đúng vị trí với mục tiêu thu tiền của cả những tài xế không sử dụng dịch vụ của nhà đầu tư.

Bốn luật sư Bùi Quang Nghiêm, Trịnh Vĩnh Phúc, Hà Huy Sơn và Ngô Anh Tuấn đã được cấp phép để bào chữa cho luật sự nhân quyền Trần Vũ Hải và vợ của ông Ngô Tuyết Phương về cáo buộc trốn thuế. Ba luật sư khác đã đang nạp đơn để trở thành luật sư biện hộ cho ông Hải-bà Phương.

Gia đình của 5 nhà hoạt động Ngô Văn Dũng, Trần Thanh Phương, Hồ Đình Cương, Đoàn Thị Hồng và Hoàng Thị Thu Vang đã nạp đơn tố cáo lên lãnh đạo cao cấp của nhà nước để tố cáo lực lượng an ninh của thành phố Hồ Chí Minh trong việc bắt cóc và biệt giam họ trong hơn 10 tháng kể từ đầu tháng 9 năm 2018.

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) được trao tặng giải thưởng Nhân quyền 2019 của Quỹ Tưởng nhớ Nạn nhân Cộng sản.

Và nhiều tin quan trọng khác

===== 16/7 =====

Bắc Ninh sẽ xử nhà hoạt động Hà Văn Nam vào ngày 30/7

Nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh sẽ đưa nhà hoạt động Hà Văn Nam và 6 người khác ra toà để xét xử về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật hình sự vào ngày 30/7 tới đây.

Toà án cộng sản huyện Quế Võ sẽ tiến hành phiên xử, và nếu bị kết tội, anh có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là 7 năm theo luật hiện hành. Anh bị bắt tại nhà riêng của mình ở Hà Nội vào ngày 05/3 và bị biệt giam trong nhiều tháng.

Trước đây, gia đình anh Nam có thuê 5 luật sư để bảo vệ cho anh, nhưng do sức ép của phía công an, chỉ còn luật sư nhân quyền Hà Huy Sơn là người hỗ trợ pháp lý cho anh.

Trước đó, nhà chức trách của tỉnh này định mở phiên toà sơ thẩm vào ngày 25/6 để xét xử 7 người. Theo nhiều luật sư, đây là một vụ án có nhiều dấu hiệu oan sai, chụp mũ đối với anh Nam, một người từng tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh và giám đốc một doanh nghiệp và là một trong một số người tích cực phản đối việc thu phí của một số trạm thu phí vì những trạm này không được đặt đúng vị trí. Chính vì các hoạt động này của họ mà các chủ trạm thu phí rất tức và sử dụng côn đồ hay cấu kết với công an để đánh đập, sách nhiễu người chống BOT.

Cuối tháng 1, anh Nam bị một nhóm mặc thường phục bắt cóc và đánh đập anh trước khi bỏ anh xuống ở một địa điểm thuộc huyện Đan Phượng. Anh bị gãy xương sườn và nhiều vết đau khắp cơ thể. Anh là một trong nhiều nhà hoạt động chống BOT bị đánh đập, giam hãm trong xe riêng nhiều giờ trong vài tháng gần đây.

Việt Nam hiện nay có gần 100 trạm thu phí BOT (Build-Operate-Transfer) trên khắp cả nước. Rất nhiều trong số này bị cố tình đặt sai vị trí nhằm giúp chủ đầu tư thu được nhiều tiền phí hơn, kể cả từ những xe không sử dụng dịch vụ. Tất cả các trạm thu phí BOT đều có quan chức cao cấp của chính quyền cộng sản Việt Nam chống lưng.

——————–

Sỹ quan công an bị tố cáo khám xét nhà dân bất hợp pháp

Bộ Công an nhận được đơn của một công dân địa phương tố cáo thượng uý công an Lê Anh Tuấn thuộc đội cảnh sát hình sự công an thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương cùng gần một chục người mặc thường phục đến khám xét nhà của người này mà không có lệnh khám nhà, không lập biên bản khám xét nhà, thu giữ chiếc điện thoạicủa chủ nhân.

Sự việc có dấu hiệu vi phạm hình sự này xảy ra trong đêm 10/4, theo tố cáo của chị người mặc thường phục đến khám xét nhà chị Lê Thị Ng., tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An. Nhóm người tự tiện xông vào nhà chị để tìm em trai chị, yêu cầu chị lên đồn công an làm việc. Chúng tự ý lục lọi, khám xét từ tầng 1 đến tầng 3 nhà chị Ng. mà không được sự đồng ý của chị.

Nạn nhân đã gửi đơn tố cáo đến nhiều cơ quan cấp bộ, tỉnh và thị xã, nóirằng, nhómcông an thuộc thị xã Dĩ An nhưng lại tổ chức khám xét nhà chị ở thị xã Thuận An khi không có lệnh khám nhà là có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng.Ngoài ra, Tuấn còn yêu cầu chị Ng. về cônganphường Thuận Giao để làm việc mà không có giấy mời hay giấy triệu tập.

Camera an ninh thể hiện, xuyên suốt quá trình khám xét nhà, nhóm của Tuấn không mặc cảnh phục theo quy định, không có sự giám sát của việnkiểm sátcùng cấp; không đọc lệnh khám nhà, không lập biên bản khám xét nhà, không lập biên bản thu giữ đồ vật (chiếc điện thoại di động của chị Ng.).

Cơ quan điều tra thuộc Viện Kiểm sát tối cao đã tiếp nhận nhiều tài liệu thể hiện hành vi của thượng úy Tuấn và nhóm người đi cùng có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp, vi phạm tố tụng, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, xâm phạm gia cư bất hợp pháp…

Dưới chế độ cộng sản, công an được coi là thanh bảo kiếm của đảng cộng sản cầm quyền. Chính lực lượng này vi phạm nhân quyền và dân quyền một cách thường xuyên và có hệ thống.

——————–

Blogger Mẹ Nấm được quỹ tưởng niệm nạn nhân cộng sản trao giải Nhân quyền 2019

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) được QuỹTưởng niệm Nạn nhân Cộng sản (Victims of Communism Memorial Foundation) trao giải thưởng Nhân quyền 2019do những hoạt động nhân quyền của cô.

Cô được trao giải thưởng trên trong một buổi lễ được tổ chức bởi tổ chức trên trong Russell Senate Office Buildingtrong khuôn viên Quốc hội Hoa Kỳ. Thượng Nghị sỹAlan Lowenthal

có bài phát biểu vềcuộc đấu tranh không ngừng của giớihoạt độngdân chủ tại Việt Nam, trongđó có Mẹ Nấm, người từng được giải thưởng Phụ nữ Can dảm của Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ.

Cũngtrong buổi lễ, Chủ tịch quỹ Tiến sỹ Lee Edwardstuyên bố gọi ngày 15/7 là “ngày Mẹ Nấm.”

Mẹ Nấm, sinh năm 1979 tại Khánh Hòa, là một người viết blog, hoạt động xã hội và là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Cô là điều phối viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam.

Cô đã bị bắt giữ nhiều lần trong thời gian 2009-2016 do tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, và biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại Biển Đông, phản đối công ty Formosa trong vụ là nguyên nhân việc cá chết hàng loạt tại miền Trung. Cô bị bắt và bị khởi tố ngày 10/10/2016 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước. Sau đó, cô bị kết án 10 năm tù giam.

Cô được trả tự do nhưng bị bắt phải sống lưu vong tại Hoa Kỳ ngày 17/10/2018.

Cô từng được giải Tự do Báo chí Quốc tế 2018 của tổ chức Bảo vệ Ký giả (the Committee to Protect Journalists.

Năm 1959, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết 1959 Captive Nations Resolution – vào mỗi tuần thứ ba của tháng 7, Hoa Kỳ chính thức công nhận cuộc đấu tranh của người dân và vinh danh những nạn nhân ở các nước bị áp bức, giam cầm bởi chế độ cộng sản trên thế giới.

===== 16/7 =====

4 luật sư được cấp phép bào chữa cho luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải

Bốn luật sư Bùi Quang Nghiêm, Trịnh Vĩnh Phúc, Hà Huy Sơn và Ngô Anh Tuấnđã được nhà cầm quyền tỉnh Khánh Hoà cấp giấy giấy bào chữa cho luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải và vợ Ngô Tuyết Phươngtrong vụ án “trốn thuế” liên quan đến việc mua bán nhà đất ở tỉnh này.

Trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự do, luật sư Sơn đã khẳng định thông tin ông được cấp phép. Ông cũng nói còn có 3 luật sư khác được ông Hải-bà Phương mời tham gia bào chữa.

Như đã đưa tin, ngày 2/7/2019, công an Khánh Hòa ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét nhà riêngcủa hai vợ chồng, và văn phòng luật nơi bà Phương làm giám đốc và ông Hải là trưởng đại diện, để điều tra về hành vi “ký vào những giấy tờ mua bán nhà đất hồi năm 2016 nhằm giúp người bán đất trốn thuế 276 triệu đồng.”

Cùng ngày, phía công an đã ban hành văn bản cấm hai vợ chồng ông đi khỏi nơi cư trú, và không được xuất cảnh.

Trong quá trình khám xét văn phòng, phía công an thu giữ luôn cả những tài liệu bao gồm hồ sơ vụ việc củacựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất, cộng tác viên của đài Á Châu Tự do,và là người bị bắt cóc từ Thái Lan cuối tháng 1. Ông Hải được gia đình ông Nhất mướn làm luật sư bảo vệ trong vụ án “lợi dụng chức vụ quyền hạn” trong một vụ bán tài sản của văn phòng báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng.

Tuynhiên, ngày 5/7, cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an gửi thông báo từ chối việc đăng ký bào chữa của luật sư Hải đối với ông Nhất, với lý do ông Hải đang bị khởi tố trong vụ án “trốn thuế.”

Ông Hải, sinh năm 1962,từng tu nghiệp tại Đức năm 1986. Ông bào chữa cho nhiều nhà hoạt động trong những vụ án nhạy cảm ở Việt Nam liên quan đến nhân quyền, chính trị, khiếu nại đất đai tập thể, nạn nhân bị oan sai bởi chính quyền…

——————–

Một phụ nữ chết sau khi bị bỏ mặc 4 giờ trong phòng cấp cứu

Truyền thông lề đảng đưa tin bà Nguyễn Thị Trí, 57 tuổi, đã bị chết trong phòng cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫyvì bị bỏ mặc trong thời gian 4 giờ.

Ngày 12/7, bà Trí bị bệnh tiểu đường mạn tính và huyết khối tĩnh mạch chân trái, được gia đình gọi xe cấp cứu vì bị hôn mê. Trên đường đến bệnh viện, bà được bác sỹ thăm khám và truyền đường. Tuy nhiên, sau khi được đưa vào phòng cấp cứu, bà bị bỏ mặc ở đó cho đến lúc ngưng tim, hạ huyết áp và qua đời.

Con trai của bà khẳng định bà bị mất vì sự tắc trách của bệnh viện và yêu cầu cơ quan chức năng điều tra và xác minh vụ việc.

Theo bác sỹ Phạm Thanh Việt – trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy, thì nạn nhân đoán tử vong do hôn mê sau ngưng hô hấp, tuần hoàn/ đái tháo đường type 2.Ông thay mặt nhà thương xin lỗi gia đình nạn nhân.

Phía bệnh viện nhận định ban đầu nguyên nhân là do bác sĩ khám bệnh chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý trên bệnh nhân có nhiều bệnh nền, chưa nhận định chính xác tình trạng của người bệnh, chưa tiên lượng được diễn biến có thể xảy ra. Trưởng tua trực cấp cứu theo dõi chưa sát tua trực. Việc phân công, sắp xếp chưa hợp lý để phát hiện và xử trí kịp thời khi người bệnh có diễn biến bất thường.

Bệnh viện Chợ Rẫy, một nhà thương có tiếng ở Sài Gòn, đã đình chỉ công tác trưởng tua và bác sĩ khám ban đầu.

Tham nhũng, ăn hối lộ mang tính hệ thống ở Việt Nam và ở các cơ sở ý tế không có ngoại lệ. Để được thăm khám và chữa trị nhanh, thân nhân người bệnh thường phải đút lót tiền cho nhân viên y tế. Không rõ trường hợp trên có phải do gia đình chưa đưa tiền cho ekip trực cấp cứu hôm đó không.

===== 17/7 =====

3 người biểu tình chống Đặc khu ở Bình Thuận bị y án 8 năm tù giam

Trong phiên toà phúc thẩm ngày 17/7, toà án cộng sản tỉnh Bình Thuận đã giữ nguyên mức án tù đối với ông Trần Hô và hai bà Phạm Thị Minh Thu, Nguyễn Thị Liên với tội danh “gây rối trật tự công cộng” chỉ vì tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ngày 10/6/2018.

Trước đó, trong phiên sơ thẩm ngày 7/3/2019, toà án cộng sản huyện Tuy Phong đãkết tội và kết and ông Trần Hổvàbà Nguyễn Thị Liên mỗingười3 năm tùgiam còn bà Phạm Thị Minh Thu bị án 2 năm tù.

Theo cáo trạng, ba người đã cùng nhiều người khác đã tụ tập trên quốc lộ 1A tại khu cực Cầu Nam và cầu Sông Lũy, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong vào ngày 10/6/2018.Họ đã hô hào và kích động những người xung quanh, gây cản trở giao thông trong ngày.

Ông Hồ, bà Thu và bà Liên là 3 trong số khoảng 100 người bị kết án tù từ 8 tháng đến 54 tháng với tội danh “gây rối trật tự công cộng” vì tham gia biểu tình phản đối hai dự luật trong các ngày 10-11/6/2018 ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Thuận và Ninh Thuận. Dự luật thứ nhất có nhiều điều kiện ưu ái cho nhà đầu tư đến từ Trung Cộng còn dự luật thứ 2 nhằm đàn áp giới blogger.

Ở Bình Thuận, biểu tình biến thành bạo động sau khi công an sử dụng bạo lực để đàn áp. Ở những nơi khác, biểu tình ôn hoà nhưng vẫn bị lực lượng an ninh giải tán.

Hàng trăm người khác đã bị bắt giữ và đánh đập trong các ngày 10, 11 và 17/6/2018.

Quốc hội Việt Nam luôn trì hoãn thông qua dự luật biểu tình cho dù dự luật này được soạn thảo bởi bộ công an cộng sản.

===== 18/7 =====

Gia đình 5 nhà hoạt động tố cáo bị bắt cóc, biệt giam hơn 10 tháng

Gia đình của 5 nhà hoạt động Ngô Văn Dũng, Hồ Đình Cương, Trần Thanh Phương, Đoàn Thị Hồngvà Hoàng Thị Thu Vangđã gửi đơn tố cáo việc lực lượng an ninh thành phố Sài Gòn bắt giữ họ một cách trái phép và biệt giam họ trong hơn 10 tháng.

Theo nội dung lá đơn gửi cho thủ tướng chính phủ, chánh văn phòng quốc hội, bộ trưởng công an, viện trưởng kiểm sát tối cao và chánh án toà án tối cao vào ngày 25/6/2019, thì tất cả 5 người này đều bị bắt cóc bởi công an thành phố và không có lệnh của viện kiểm sát trong 4 ngày đầu tiên của tháng 9 năm 2018. Cả năm người đều bị bắt giữ/cóc  một cách độc đoán cho dù họ không bị bắt quả tang hay có ý định bỏ trốn.

Kể từ khi bị bắt tới nay, họ bị biệt giam trong Trại tạm giam của Sở công an thành phố tại số 4 Phan Đăng Lưu. Gia đình họ chỉ được thông báo về tình trạng của họ sau khi đã đi hỏi nhiều cơ quan công quyền từ phường tới tỉnh. Nhiều ngày sau đó, công an Sài Gòn mới thông báo cho gia đình họ rằng 4 trong số họ bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự, với mức án phạt từ 7 đến 15 năm tù giam nếu bị kết tội.

Cũng theo các gia đình, họ vẫn chưa nhận được hồi âm từ các cơ quan trên về việc đã nhận được đơn tố cáo. Họ cho rằng việc không hồi âm này của 5 quan chức trên có dấu hiệu vi phạm luật khiếu nại, tố cáo.

Cả 5 người bị bắt trên đều tham gia biểu tình ôn hoà ngày 10/6/2018 ở Sài Gòn để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng, cùng nhiều hoạt động ôn hoà khác. Họ được coi là tù nhân lương tâm bởi tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders).

Chế độ Việt Nam còn bắt giữ và giam giữ biệt giam hàng chục nhà hoạt động kể từ giữa năm 2018 với những tội danh mơ hồ trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự, trong đó có hai anh em Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga.

=====

Nhiều TNLT bị kỷ luật ở Trại giam Ba Sao sau khi kiến nghị đòi cải thiện điều kiện giam giữ

Nhiều tù nhân lương tâm, trong đó có ông Lê Đình Lượng và anh Nguyễn Viết Dũng, đang bị kỷ luật tại Trại giam Ba Sao của Bộ Công an ở tỉnh Hà Nam.

Theo nhà hoạt động Lê Quốc Quyết, người cùng tham gia đoàn đi thăm ông Lượng tại trại giam vào ngày 17/7, thì ông Lượng đang bị kỷ luật chỉ vì làm đơn kiến nghị cải thiện điều kiện giam giữ tù nhân. Cụ thể, người nhà ông không được gửi đồ ăn cho ông trong khi ông không được mua thức ăn từ canteen của trại giam, trại giam có nhận sách từ gia đình nhưng không chuyển lại cho ông, và ông bị giam riêng cùng với hai tù nhân làm gián điệp cho Trung Cộng.

Nguyễn Viết Dũng, người sáng lập và là đương kim chủ tịch của Đảng Cộng hoà, cũng đang bị kỷ luật tương tự trong trại giam trên cùng một số người khác sau khi họ gặp nhau để bàn về việc làm đơn kiến nghịđòi cải thiện điều kiện giam giữ tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm.

Cũng như nhiều trại giam khác, Trại giam Ba Sao bắt tù nhân lao động như xây dựng, thêu… trong thời gian 8 tiếng/ngày mà không được trả công trong điều kiện thiếu bảo hộ lao động.

Ông Lê Đình Lượng bị cáo buộc là thành viên của đảng Việt Tân, một đảng có trụ sở ở Hoa Kỳ nhưng bị Hà Nội coi là tổ chức khủng bố. Ông bị bắt năm 2017 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và sau đó bị kết án 20 năm tù giam, một mức án cao nhất dành cho một người hoạt động nhân quyền và dân chủ ôn hoà.

Trong khi đó, Nguyễn Viết Dũng bị bắt năm 2017 và bị kết án 7 năm tù giam về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Cả hai đều được coi là tù nhân lương tâm, bị bắt vì những hoạt động ôn hoà về dân chủ, môi trường và giúp đỡ ngư dân miền Trung, những người bị ảnh hưởng nặng nề sau khi Formosa thải số lượng lớn chất thải công nghiệp gây ra thảm hoạ môi trường ở 4 tỉnh ven biển miền Trung năm 2016.

===== 19/7 =====

Thiếu uý cảnh sát chỉ bị phạt 6 năm tù giam vì tạt axit vào vợ sắp cưới

Thiếu uý cảnh sát Nguyễn Trương Nam Hải chỉ bị kết án 6 năm tù giam về cáo buộc “cố ý gây thương thích” vì tạt axit vào người vợ sắp cưới, gây tổn thương nghiêm trọng cho cô gái này.

Bản án được tuyên trong phiên toà ngày 19/7 được tiến hành bởi Toà án Nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Thủ phạm là thiếu uý lực lượng phòng cháy chữa cháy của thành phố, còn nạn nhân là cô Lê Thị Lan Vy, cũng là công dân của địa phương này. Trước khi vụ án xảy ra, họ đã đính hôn.

Vụ tấn công bằng axit xảy ra sau khi cô gái không muốn kết hôn và nói lời chia tay với viên sỹ quan công an. Do không đồng ý, Hải đem một can axit đến tạt vào mặt cô ngay tại nhà cô vào ngày 1/1/2019.

Theo nạn nhân kể, nghe tiếng la thất thanh của cô, mẹ cô từ tầng 2 chạy xuống và chứng kiến sự đau thương và hoảng loạn của cô gái 24 tuổi. Gương mặt cô chỉ giây lát chuyển từ đỏ ửng thành đen xì.Cô được hàng xóm gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện.

Cô bị tổn thương độ 4 nửa khuôn mặt, và chân tay. Cô được cấp cứu tạm thời và sau đó được chuyển ra Viện Bỏng quốc giaở thành phố Hà Nội. Kết quả giám định, Vy bị thương tích 46%. Bốmẹ cô cũng bị thương nhẹ vì bị dung dịch axit bắn vào người. Gia đình nạn nhân yêu cầu bị cáo bồi thường tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng.

Trước khi xuống tay bằng axit, viên sỹ quan công an đã 2 lần đánh vợ chưa cưới.

Lực lượng công an là được coi là thanh kiếm bảo vệ chế độ cộng sản Việt Nam, và rất nhiều sỹ quan công an là hung thần của giới bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và dân thường. Ngoài việc hàng chục người chết dưới bàn tay của công an Việt Nam mỗi năm, rất nhiều người dân thường và thậm chí là người thân của công an cũng trở thành nạn nhân của chúng, và cô Vy chỉ là một trong số đó.

===== 21/7 =====

Giớibất đồng chính kiến không có kế hoạch biểu tình chống Trung Cộng

Vẫn chưa có cuộc biểu tình nào của dân chúng trong gần 3 tuần gần đây kể từ đầu tháng 7 khi tin tức về việc Trung Cộng gây hấn ở Bãi Tư Chính được đưa ra trên mạng xã hội.

Sau khi không thể im lặng trước sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Cộng ở Biển Đông, phát ngôn nhân Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam mới đọc thông cáo ngày 19/7 chỉ đích danh Trung Cộng là kẻ quấy rối và yêu cầu rút mọi tàu bè ra khỏi khu vực Bãi Tư Chính. Dường như nhà cầm quyền Hà Nội bật đèn xanh cho dân chúng biểu tình phản đối Bắc Kinh, vì những chốt canh ở gần tư gia của nhiều nhà hoạt động đã được rút bỏ.

Nhiều nhà hoạt động, những người từng tích cực tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Cộng trong những năm từ 2011 đến 2016, đều nói rằng họ sẽ không để nhà cầm quyền cộng sản lợi dụng. Một nhà hoạt động nói khi cần thì chúng ngầm khuyến khích người dân biểu tình, nhưng sau khi đã đạt mục đích, chúng sẵn sàng quay lại đàn áp nếu biểu tình vượt ra ngoài khuôn khổ. Minh chứng cho điều này là ở trung tâm các thành phố lớn, lực lượng mật vụ được tăng cường và sẵn sàng ra tay.

Trong năm 2011, đã có 11 cuộc biểu tình chống Trung Cộng liên tiếp trong các ngày chủ nhật ở Hà Nội, nhiều trong số đó bị đàn áp và những người tích cực bị đưa vào sổ đen của lực lượng an ninh cộng sản. Họ bị theo dõi, gây khó khăn trong hoạt động kinh tế, bị đánh đập và thậm chí bị tù đày vì những cáo buộc nguỵ tạo, hoặc bị chặn xuất cảnh.

Biểu tình chống Formosa còn bị đàn áp khốc liệt hơn, và nhiều người đã bị cầm tù dài hạn như Hoàng Đức Bình với án 14 năm.

Nhiều nhà hoạt động xác định rằng chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay không có khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, nhưng lại đàn áp dân chúng vì sợ biểu tình sẽ vượt quá tầm kiểm soát của chúng và có thể dẫn tới chế độ lung lay. Vì vậy, ngoại trừ chế độ tự tổ chức biểu tình chống Trung Cộng, thì sẽ không có biểu tình tự phát của những người yêu nước thực sự.

——————–

60 đảng viên cao cấp bị kỷ luật trong chiến dịch đốt lò của Tổng Trọng

Hơn 53,000 đảng viên cộng sản và quan chức chính phủ, trong đó có 60 người thuộc quyền quản lý của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bị kỷ luật trong chiến dịch đốt lò của đương kim tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, người cũng đang nắm giữ chức chủ tịch nước.

Theo Ban Kiểm tra Trung ương đảng, đã có 1.579 cán bộ cộng sản đã bị điều tra và kết án về tham nhũng và sai phạm trong quản lý kinh tế trong 643 vụ án. Trong số này có Uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, 2 uỷ viên trung ương đảng, 1 cựu Phó Thủ tướng (Vũ Văn Ninh), 4 cựu bộ trưởng, hàng chục thứ trưởng, trong đó có cả thứ trưởng công an và quốc phòng, bí thư tỉnh/thành uỷ, chủ tịch và phó chủ tịch cấp tỉnh, bị tước thẻ đảng hoặc bị kết án tù.

Con số quan chức bị kỷ luật chưa dừng lại và công chúng đang dõi theo hành động tiếp theo của tổng Trọng với Lê Thanh Hải, người mới nghỉ hưu sau khi giữ nhiều chức vụ quan trọng như bí thư thành uỷ và chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh và có vai trò như bố già ở thành phố năng động nhất Việt Nam. Ông này liên đới tới nhiều dự án phát triển bất động sản của thành phố.

Nhiều trong số những quan chức tham nhũng này có quan hệ gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người làm thủ tướng trong hai nhiệm kỳ và là người làm cho tham nhũng trở thành hệ thống ở Việt Nam.

Ông Trọng được tung hô như người đốt lò vĩ đại với mục tiêu diệt tham nhũng để cứu đảng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc ông tống nhiều quan chức vào lò của mình chỉ là cuộc chiến phe nhóm, và ông tiêu diệt nhóm của Dũng, và mục tiêu cuối cùng cũng là Dũng. Những người này nói nhiều quan chức cao cấp khác tham nhũng nhưng thuộc phe nhóm của Trọng thì không bị kỷ luật, điển hình như bí thư Thanh Hoá, Bắc Ninh, Hà Giang… Bản thân ông ta cũng không trong sạch gì, ít nhất trong vụ Ciputra và Formosa.

====================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây