Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 32 từ ngày 05 đến 11/8/2019: Nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến, bắt giữ và sách nhiễu người phản đối Trung Cộng

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 11/8/2019

 

Chế độ cộng sản toàn trị ở Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động xã hội, bắt giữ một công dân vì đã tham gia biểu tình chống Trung Cộng và sách nhiễu nhiều người khác.

Ngày 11/8, công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ ông Hồ Ngọc Huệ, một ngày sau khi ông tham gia biểu tình ôn hoà trước Lãnh Sự quán Trung Cộng. Công an không thông báo về cáo buộc chống lại ông cũng như không nói ông bị giam giữ ở đâu. Rất có khả năng ông bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng,” một tội danh mà chế độ cộng sản đã sử dụng để kết án hàng trăm người biểu tình ôn hoà phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng trong các ngày 10-11/6/2018.

Năm ngày trước đó, công an thành phố HCM cũng triệu tập chị Lê Thị Thanh Thuý cũng chỉ vì chị tham gia cuộc biểu tình mini phản đối Trung Cộng ở gần cổng Công ty Pouchen (Tân Tạo, Bình Tân) với băng rôn “ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC” và “CHINA GET OUT VIETNAM.” Chị bị phạt hành chính 750,000 vì “gây rối trật tự công cộng.

Trong các ngày 6-7/8, Facebooker Văn Quyền ở huyện Krong Nang, tỉnh Dak Lak và Phạm Hiền ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cũng bị triệu tập lên đồn công an vì những bài viết phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Bãi Tư Chính. Công an tịch thu điện thoại và máy tính của anh Phạm Hiền.

Ngày 08/8, công an phường Láng Thượng đã bắt giữ và câu lưu Facebooker Vũ Hệ trong nhiều giờ tại đồn công an chỉ vì anh đã giơ khẩu hiệu phản đối Trung Cộng xâm phạm Bãi Tư Chính trong buổi chiều ở phố Nguyễn Chí Thanh.

Hai ngày trước đó, ngày 06/8, lực lượng an ninh Hà Nội đã giải tán cuộc biểu tình của khoảng 10 thành viên No-U trước Đại Sứ quán Trung Cộng ở thủ đô.

Nhà hoạt động Trương Minh Đức, người đang thụ án tù 12 năm tại Trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An) có khả năng bị kỷ luật vì ông đã ném tai nghe xuống nền sau khi bị cảnh sát thô bạo can thiệp vào cuộc nói chuyện giữa ông và vợ hôm 02/8. Cuộc nói chuyện mới được 10 phút thì công an dừng sau khi bà Nguyễn Thị Kim Thanh kể bà bị đánh bởi mật vụ trước cổng trại giam hôm 20/7. Công an lôi ông đi và doạ sẽ kết tội ông vì “phá huỷ tài sản nhà nước.”

Ông Đức cùng ba bạn tù khác Đào Quang Thực, Nguyễn Văn Túc và Trần Phi Dũng đã tuyệt thực trong 40 ngày từ 11/6 đến 21/7 để phản đối việc đối xử vô nhân đạo của Trại giam số 6.

Tiến sỹ Trần Thanh Tuấn của Đại học Quốc gia Hà Nội không được phong phó giáo sư vì ông đã tham gia biểu tình ôn hoà phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ngày 10/6/2018 tại Hà Nội. Ông cho rằng mình đã bị trả thù vì đã tuyên bố bỏ đảng sau đó.

Hai Facebooker ở Bắc Ninh bị phạt tổng cộng 20 triệu vì những bài viết trên Facebook bị cho là không đúng sự thực hoặc nói xấu lực lượng cảnh sát giao thông.

Và nhiều tin tức đáng chú ý khác

===== 05/8 =====

Luật sư Trần Vũ Hải tin tưởng Việt Nam sẽ thắng nếu kiện Trung Cộng vi phạm UNCLOS

Luật sư nhân quyền Trần Vũ Hải tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thắng kiện nếu Hà Nội kiện Bắc Kinh về việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông lên toà án quốc tế dựa trên Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).

Chia sẻ trên Facebook cá nhân nhân ngày sinh nhật thứ 57 của mình, luật sư Hải nói ban lãnh đạo của chế độ cộng sản Hà Nội cần có bản lĩnh để kiện Trung Cộng vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Ông nói rằng ông “có thể vận động những luật sư người Việt giỏi nhất về công pháp quốc tế tham gia vụ kiện, vận động tài chính để hỗ trợ vụ kiện, thuê những chuyên gia quốc tế hàng đầu cho Việt Nam.

Ông cũng nói thêm rằng ông sẵn sàng tham gia nhóm chuyên gia pháp lý người Việt cùng chuyên gia luật quốc tế kiện Trung Cộng.

Luật sư Hải là một trong những luật sư giỏi nhất Việt Nam. Ông từng tham gia bào chữa trong nhiều vụ án chính trị của giới bất đồng chính kiến, bảo vệ dân oan, tham gia giải quyết khủng hoảng xã hội như vụ Đồng Tâm.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền Việt Nam không muốn ông tham gia bào chữa một số vụ án “nhạy cảm” như vụ án cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất nên đã nguỵ tạo ra vụ án trốn thuế. Ông và vợ bị nhà chức trách tỉnh Khánh Hoà khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú và xuất cảnh. Việc này làm ông không thể bào chữa cho ông Nhất và tham gia các vụ án khác.

Ngoài Biển Đông, Trung Cộng tiếp tục leo thang và tăng cường lực lượng quân sự nhằm chiếm đoạt Bãi Tư Chính của Việt Nam trong khi giàn lãnh đạo cao cấp của Hà Nội vẫn im lặng. Theo giáo sư Carl Thayer từ Australia, Bắc Kinh đã đưa 80 tàu bán quân sự ra khu vực này sau khi Ngoại trưởng Việt Nam phê phán Trung Cộng gây hấn ở Biển Đông trong cuộc họp của ASEAN ở Bangkok.

——————–

Giảng viên đại học Trần Thanh Tuấn bị trả thù vì đi biểu tình và bỏ đảng

Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn, giảng viên khoa Toán- Cơ- Tin học trường Đại học Khoa học Tự Nniên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội không được xét tuyển học hàm phó giáo sư, và nguyên nhân có thể là do anh từng đi biểu tình.

Theo tiến sĩ Tuấn thì hồ sơ của anh đủ tiêu chuẩn: đủ điểm khoa học, phiên thuyết trình của ông Tuấn trước hội đồng xét duyệt được đánh giá là tốt, khả năng tiếng Anh xuất sắc và phía hội đồng không có bất kì ý kiến xấu nào về ông Tuấn trước cũng như sau bỏ phiếu.

Tuy nhiên, ông chỉ nhận được 9 phiếu ủng hộ trong tổng số 15 phiếu của hội đồng cấp cơ sở, trong khi số phiếu cần ít nhất là 10. Ông Tuấn cho rằng, 6 người không đồng ý là do bị sức ép từ cấp trên và đây có thể là sự trả thù hèn hạ mà họ giành cho ông. Trước đó ông đã nhận được khuyến cáo là hãy cẩn thận vì sẽ có những trò bẩn để đánh trượt ông.

Nguyên nhân có thể là do ông Tuấn tham gia biểu tình phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế trong ngày 10/6/2018. Ngay sau đó, nhà trường đã yêu cầu kỷ luật ông Tuấn vì hành động này. Tuy nhiên, chi bộ khoa Toán không đồng ý nên việc kỷ luật không thành công. Sau thời gian này ông tuyên bố bỏ đảng.

Ông Tuấn là trường hợp duy nhất bị đánh trượt trong số 19 hồ sơ đề nghị phong phó giáo sư.

===== 06/8 =====

Biểu tình chống Trung Cộng bị giải tán nhanh chóng

Lực lượng an ninh ở thủ đô Hà Nội đã giải tán cuộc biểu tình mini của thành viên nhóm No-U trước Đại Sứ quán Trung Quốc trong chiều ngày 06/8 để phản đối việc Bắc Kinh đưa tàu vào khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam ở Biển Đông.

Khoảng 10 thành viên của nhóm No-U đã tụ tập trước Toà đại sứ Trung Cộng ở trung tâm Hà Nội, giương cao khẩu hiệu “Yêu cầu chính phủ Việt Nam nộp đơn kiện Trung Quốc lên tòa quốc tế” và hô vang khẩu hiệu “Hoàng Sa, Việt Nam! Trường Sa, Việt Nam! Đả đảo Trung Quốc xâm lược Bãi Tư Chính!”

Khoảng 20 phút sau, cảnh sát và dân phòng xuất hiện, yêu cầu mọi người giải tán. Không có bắt bớ như trong nhiều cuộc biểu tình chống Trung Cộng trước đây.

Thông tin bổ sung:Công an giải tán cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Hà Nội

——————–

Nhà hoạt động Đoàn Huy Chương bị cảnh sát Thái giam giữ sau khi bị Đỗ Đức Hợp tấn công

Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã bắt giữ nhà hoạt động công đoàn, cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương sau khi anh bị Đỗ Đức Hợp tấn công trong một quán cafe ở trung tâm thủ đô Bangkok.

Cảnh sát Thái cũng bắt giữ Hoàng Trọng Mẫn, thành viên nhóm Hiến Pháp, và Đỗ Phi Trường, người được cho là có liên quan đến nhóm Liên minh Dân tộc Việt Nam. Cả Chương, Mẫn và Trường là người tỵ nạn chính trị đến Thái Lan trong năm 2018. Tuy nhiên, mới chỉ có Chương là đã được văn phòng cao uỷ về tỵ nạn của Liên Hợp quốc (UNHCR) ở Bangkok cấp quy chế tỵ nạn.

Theo nội dung video clip quay bởi anh Mẫn thì Hợp, một người sống ở Sài Gòn có quan hệ với giới bất đồng chính kiến, hẹn anh Chương để giải quyết một số mâu thuẫn cá nhân, cụ thể là anh Chương tố cáo Hợp chiếm đoạt tiền hỗ trợ người hoạt động trong nước còn Hợp tố cáo Chương chiếm đoạt tiền hỗ trợ người tỵ nạn ở Thái Lan. Mẫn và Phi có tham gia cuộc gặp mặt như hai người quan sát.

Trong cuộc gặp ở một quán cafe thuộc trung tâm thương mại Pratunam, hai bên đã cãi nhau. Sau khi Chương nói việc Hợp “đánh phá” anh chị em hoạt động thuộc kế hoạch của an ninh cộng sản, Hợp đã ném ly thuỷ tinh đựng cafe vào đầu Chương.

Sau đó Chương bỏ chạy và Hợp cùng đồng bọn rượt anh ngoài đường phố. Một lúc sau thì cảnh sát đến còng tay Chương. Cảnh sát Thái cũng bắt giữ Hợp, Mẫn và Phi; và giam họ vào đồn cảnh sát.

Một số nhà hoạt động đã liên hệ với văn phòng UNHCR và People Serving People Foundation  ở Bangkok để can thiệp, tránh việc cảnh sát Thái đưa họ về giam ở trung tâm di trú IDC.

Sau một ngày bị giam giữ, Chương, Mẫn và Trường đã được trả tự do chiều tối ngày 06/8 nhưng bị buộc đóng phạt 6.000 bạt ($200) về vi phạm hành chính. Hợp bị cảnh sát Thái áp tải ra sân bay và bị trục xuất về Việt Nam.

——————–

Nữ giáo viên ở tỉnh Dak Lak quỳ gối dâng đơn lên quan chức địa phương

Truyền thông lề đảng đưa tin một nữ giáo viên ở tỉnh Dak Lak đã quỳ gối trước uỷ ban tỉnh để dâng đơn lên quan chức đầu tỉnh sau khi bị từ chối trong nhiều giờ.

Người quỳ gối là Nguyễn Thị Hoa Anh. Không rõ nội dung đơn thư của cô này về vấn đề gì.

Theo báo điện tử Giáo dục Việt Nam thì Hoa Anh cùng một đồng nghiệp đến ban tiếp dân thuộc uỷ ban tỉnh để xin gặp quan chức đầu tỉnh với mục đích gửi đơn về sự việc liên quan đến bản thân cô. Tại đây, quan chức phụ trách tiếp dân không cho 2 giáo viên đăng ký gặp quan chức đầu tỉnh.

Lúc 9 h sáng, hai cô lại đến trụ sở của uỷ ban tỉnh để đưa đơn. Chờ một hồi lâu vẫn không thấy có nhân viên ra nhận đơn. Sau đó, một quan chức ở văn phòng ban tiếp dân chạy sang chỉ đạo bảo vệ đuổi hai cô ra ngoài hoặc phải quay trở lại văn phòng tiếp dân.

Tuy nhiên, hai nữ giáo viên không đồng ý và tiếp tục ngồi chờ. Đến 11h cùng ngày, bức xúc vì không có quan chức nào ra nhận đơn nên Hoa Anh đã quỳ để mong có người ra tiếp. Mãi tới khi đó thì có một nhân viên văn thư chạy ra nhận đơn.

Sau khi sự việc được loan tải trên Internet, nhiều người đã chỉ trích quan chức tỉnh Dak Lak. Cũng có nhiều người không đồng tình với hành động quỳ gối của Hoa Anh, cho rằng cô này có tâm thức nô lệ, y như người dân đối với quan lại trong xã hội phong kiến.

Hoa Anh không phải là trường hợp quỳ gối đầu tiên trước công quyền. Tháng 6 năm ngoái, nhiều giáo viên hợp đồng ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã quỳ gối trước phòng giáo dục huyện để xin được tiếp tục hợp đồng.

===== 08/8 =====

Facebooker Vũ Hệ bị công an Hà Nội câu lưu vì biểu tình chống Trung Cộng

Chỉ vì cầm biểu ngữ biểu tình phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Bãi Tư Chính, Facebooker Vũ Hệ bị công an thành phố Hà Nội bắt giữ và câu lưu nhiều giờ, cho dù con trai anh đang phải nằm viện điều trị.

Anh Vũ Hệ, người đến từ Nghệ An và đang chăm sóc con tại Bệnh viện Nhi Thuỵ Điển, đã thực hiện một cuộc biểu tình vào tối ngày 8/8 ngay tại ngã tư vòng xoay Nguyễn Chí Thanh với khẩu hiệu “Đả đảo Trung Quốc xâm lược Bãi Tư Chính của Việt Nam! China get out of Vietnam.”

Khoảng 40 phút sau, công an xuất hiện và buộc anh phải vứt bỏ khẩu hiệu và rời khỏi hiện trường.

Sau khi anh trở về phòng trọ với con trai, công an đã đến và buộc anh phải bỏ con lại để theo chúng về đồn để tra khảo anh trong nhiều giờ. Công an nói anh phải viết đơn xin phép nếu muốn biểu tình, và phải đứng đúng nơi đúng chỗ. Tuy nhiên, chúng lại từ chối trả lời khi anh hỏi chỗ nào dân được phép biểu tình.

Cần phải nói đến hoàn cảnh khó khăn hiện tại của Vũ Hệ và đứa con trai 9 tuổi. Lúc cháu 3 tuổi, cháu bị lao phổi và đến chữa trị ở Viện lao phổi Nghệ An và Bệnh viện lao phổi trung ương ở Hà Nội, nhưng do bác sỹ chuẩn đoán sai bệnh nên cháu bị xuất huyết não và nội tạng. Cháu bị hôn mê sâu và ở trạng thái sống đời sống thực vật trong 6 năm qua.

Hai ngày trước đó, ngày 06/8, lực lượng an ninh đã giải tán cuộc biểu tình mini của nhóm No-U Hà Nội trước cổng Toà đại sứ Trung Cộng.

Cũng trong tuần, an ninh ở một số địa phương triệu tập nhiều người tham gia biểu tình hoặc viết bài phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Những người bị triệu tập để tra khảo gồm có chị Lê Thị Thanh Thúy ở Sài Gòn, Facebooker Văn Quyền ở huyện Krông Năng tỉnh Đắc Lak và Facebooker Phạm Hiền ở Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Công an Kiên Giang còn tịch thu máy vi tính và điện thoại của anh Phạm Hiền.

——————–

Hai nữ Facebooker bị phạt tiền với lý do đăng thông tin sai sự thậ

Công an thành phố Bắc Ninh vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai chủ tài khoản Facebook “Hương tít” và “Trang Bella” 20 triệu đồng, vì có hành vi bị cho là có lời lẽ xúc phạm lực lượng cảnh sát giao thông và thông tin cướp giật không đúng sự thật.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 6/8 cho biết như vừa nêu.

Công an thành phố Bắc Ninh cho biết, Phạm Thị Hương sinh năm 1997 chủ tài khoản “Hương tít”, trong lúc tham gia giao thông cùng bạn đã không đội mũ bảo hiểm, Hương đã bị lực lượng cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra theo quy định. Tuy nhiên, Hương đã dùng điện thoại chụp hình lực lượng kiểm tra và đăng lên tài khoản Facebook cá nhân kèm theo nội dung được cho là xúc phạm danh dự, uy tín của lực lượng này.

Do đó, công an thành phố Bắc Ninh quyết định xử phạt vi phạm hành chính về tội “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” quy định tại Điều 66, Nghị định 174 của Chính phủ với mức tiền phạt là 7,5 triệu đồng.

Cùng thời gian đó, đội dư luận viên công an thành phố Bắc Ninh phát hiện hai tài khoản trên mạng xã hội có tên “Vẻ Đẹp Kinh Bắc-Bắc Ninh” và “Trang Bella” có đăng hình ảnh 2 thanh niên điều khiển xe cướp giật túi xách của người phụ nữ trên đường kèm theo nội dung được cho là thông tin sai sự thật vụ việc gây hoang mang dư luận.

Theo công an Bắc Ninh, hình ảnh cướp giật được chủ tài khoản “Trang Bella” đăng là hình ảnh vụ cướp xảy ra vào tháng 2/2019 tại quận 11, thành phố Hồ Chí Minh và phòng cảnh sát hình sự công an thành phố đã thụ lý vụ án điều tra, khởi tố và bắt tạm giam hai đối tượng này.

Công an thành phố Bắc Ninh quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Thị Huyền Trang là chủ tài khoản “Trang Bella” với mức phạt là 12,5 triệu đồng vì thông tin sai sự thật.

Việt Nam cho thi hành Luật An Ninh Mạng từ đầu năm nay mặc dù khi còn là dự luật nhiều người dân đã lên tiếng phản đối qua cuộc biểu tình vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm ngoái.

——————-

Nghi vấn về cái chết của học sinh lớp 1 trường tiểu học Gateway

Cái chết của một học sinh lớp 1 của trường tiểuhọc Gateway ở Hà Nội dấylên nhiều nghi vấn cho dù nhà trường đã giải thích rằng cháuL.H.L.đã tử vong trên xe đưa đón học sinh của trường, vì bị bỏ quên trên xe trong nhiều giờ.

Theonhà trường, cháu L. được gia đình đưa lên xe đưa đón của nhà trường vào đầu giờ sáng ngày 07/8, và được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh trong xe đó vào khoảng 16 giờ khi lái xe đưa xe vào trường để trả các cháu học sinh về với gia đình.

Cũng theo nhà trường, sau khi tìm thấy cháu trong xe, nhân viên đã đưa cháu đi cấp cứu ở Viện E nhưng không thành công và cháu đã ra đi.

Theo thông tin trong biên bản, trong buổi sáng, giáo viên chủ nhiệm điểm danh không thấy học sinh L.nhưng khôngbáo lên hệ thống quản trị của nhà trường, và cũngkhông liên lạc với gia đình cháu suốt cả buổi.

Việc cháu bé đột tử khi bị giam trong một xe Ford Transit 16 chỗ đầy nghi vấn vì khó có thể bị ngạt khí. Thời tiết Hà Nội ngày 7/8 không quá nóng (dưới 36 độ, theo dự báo thời tiết) nên nếu cho rằng cháu ra đi vì quá nóng cũng không thuyết phục.

Một điểm đáng lưu ý là cha mẹ cháu khẳng định cháu mặc áo màu đỏ khi rời khỏi nhà, nhưng theo hình ảnh trích xuất từ camera của trường thì khi nhân viên bế cháu ra khỏi xe thì áo cháu lại màu trắng. Gia đình cũng tìm thấy vết máu ở giày của cháu và vết bầm tím ở đầu.

Hiện nhà chức trách của Hà Nội đang điều tra tai nạn này, nhưng sự thật có thể không bao giờ được tìm ra khi đây là một công ty cổ phần với hai cổ đông là con quan chức cao cấp của chế độ. Theo một số nguồn tin, trường tiểu học Gateway thuộc Tập đoàn giáo dục Edufitvới 4 cổ đông sáng lập là  Trần Thị Hồng Vân (35,7%), Trần Thị Hồng Hạnh (35,7%), Trần Thị Huyền (14,3%) và Nguyễn Thị Xuân Trang (14,3%). Trang là con gái của thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc còn Vân là con gái cua trung tướng Trần Văn Vệ, chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ công an.Tập đoàn này vừa mới nhận được khoản đầu tư 34 triệu USD.

===== 08/8 =====

10 cán bộ mướp bị tạt xăng khi tham gia cưỡng chế đất ở Cà Mau

Mười người thuộc lực lượng thi hành án ở Cà Mau bị bỏng nặng và phải đi cấp cứu sau khi bị một nông dân địa phương hất xăng vào người trong một vụ cưỡng chế đất.

Theo báo chí lề đảng, khoảng 9 giờ ngày 7/8, chi cục thi hành án huyện Cái Nước đưa quân đến cưỡng chế phần đất của gia đình bà Lê Thị Hiến và ông Phạm Hoàng Kiếm ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú. Gia đình bà Hiến phản ứng dữ dội, hấtxăng vào lực lượng thi hành án rồi châm lửa đốt.

Xăng đã bùng lên và làm 10 người thuộc lực lượng cướp đất bị thương. Họ được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Cà Mau, với vết bỏng ở đầu và thân. Có người bị bỏng nặng vùng mặt, có thể phải chuyển lên tuyến trên điều trị.

Bà Lê Thị Điệp, 75 tuổi, làchị ruột bà Hiến,cho biếtrằngemtrai chung của hai người là ông Lê Vũ Khi đã bán 4.620 mét vuông đất cha mẹ để lại nhưng trong đó có phần của bà Hiến và do vậy bà Hiến phản đối giao dịch nói trên. Tuy nhiên, nhà chức trách vẫn buộc bà Hiến giao đất cho bên mua và xảy ra chuyện cưỡng chế.

Công an huyện Cái Nước đang điều tra sự việc và gia đình bà Hiến sẽ phải đối mặt với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” với mức án tù có thể là 7 năm tù giam.

Vấnđề đất đai ở Việt Nam vô cùng phức tạp với quy định đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Ngoài tranh chấp giữa các cá nhân như vụ trên, nhà cầm quyền ở nhiều địa phương có quyền thu hồi, thực chất là cướp đất của dân và đền bù với giá rẻ mạt để bán cho nhà đầu tư xây dựng khu dân cư hay khu công nghiệp với giá cao gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Hàng nghìn dân bị cướp đất tập trung ở Hà Nội để khiếu kiện hàng năm trời mà không được giải quyết thoả đáng.

Đã có nhiều vụ phản kháng của người bị cướp đất như Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, người sau đó bị cầm tù nhiều năm vì tội danh “chống người thi hành công vụ.”

——————–

Dak Lak dự định lấy đất của dân nghèo giao cho người Trung Quốc

Theo tin từ Facebooker Lê Hoà (https://www.facebook.com/profile.php?id=100024130174630) thì nhà cầm quyền Dak Lak đang có kế hoạch cướp đất của dân nghèo tại thôn Thanh Hợp, huyênh Krong Pak để giao cho nhà đầu tư đến từ Trung Cộng.

Cách đây vài ngày, dân trong thôn được thông báo rằng nhà nước muốn bán đất cho người Trung Cộng với mức bồi thường là 70.000 đồng cho 1.000 mét vuông và 500.000 đồng cho 10.000 mét vuông. Số tiền này không đủ mua 1 mét vuông để tái định cư.

Người dân phản ứng rất mạnh, không đồng ý với giá đền bù rẻ mạt như thế. Dân nói rằng quyết tâm giữ đất và không nhượng bộ.

Năm 2017, nhà cầm quyền Dak Lak đã cướp một số đất nông nghiệp của người dân trong thôn này để giao cho một công ty tư nhân trồng chuối với giá đền bù là 10 triệu đồng cho 10.000 mét vuông. Dân phản đối thì chúng điều hơn 200 cảnh sát cơ động đến đánh đập người dân, kể cả người già và phụ nữ mang thai. Sau khi tin tức về vụ đàn áp loan ra, nhà cầm quyền địa phương nhượng bộ, hứa  sẽ bồi thường lại phần đất mà bà con đã bị thu hồi bằng cách 1 mẫu đổi 1 mẫu ở vùng lân cận.

Trênphần đất đã cướp từ phía dân trong thôn, công ty tư nhân thông báo sẽtrồng cây nông nghiệp theo mô hình mới để tạo nhiều việc làm cho bà con.Tuy nhiên, đã 2năm trôi, công ty chỉ trồng vài cây chuối song nhà cho người Trung Cộng ở mọc lên như nấm. Công nhân ngườiViệt làm ở đó thì bịquỵt tiềncònngười dân lảng vảng vào khu này thì bị đuổi đánh.Nhà cầm quyền địa phương thông báo công tytư nhân đó là của Trung Cộngvàyêu cầu bà con không nên lảng vảng trongkhu đó đểtránh gây xung đột.

FacebookerLê Hoà cho biết trước đó nhà cầm quyền cũng điều động mộtlực lượng hùng hậu đến đểcướpđất của dân Hồ Voi cũngthuộchuyệnKrong Pac.

Tù nhân lương tâmTrần Quốc Lượng, người đang thụ án tù 5 năm vì tội danh nguỵ tạo “khủng bố” là người từ thôn Thanh Hợp.

===== 09/8 =====

Công an Hà Nội không công bố kết quả điều tra vụ học sinh Gateway tử vong

Công an thành phố Hà Nội đã triệu tập tất cả người liên quan vụ học sinh lớp 1 của trường tiểu học Gateway bị tử vong ngày 7/8, tuy nhiên từ chối công bố kết quả điều tra về nguyên nhân gây ra tai nạn này.

Trong cuộc họp báo ngày 9/8, công an quận Cầu Giấy thông báo rằng đã khởi tố vụ án, nhưng cũng cho biết chỉ khởi tố bị can khi thu thập đầy đủ tài liệu.

Như đã đưa tin, cháu L. bị tử vong trong ngày đi học thứ 2. Nhà trường giải thích cháu bị bỏ quên trên xe từ đầu giờ sáng đến cuối buổi học lúc khoảng 16 giờ. Dư luận nghi ngờ vì có nhiều chi tiết mâu thuẫn với lời giải thích trên, ví dụ như cháu có vết thương ở đầu, giày cháu có dính máu, và áo của cháu bị đổi từ màu đỏ lúc rời khỏi nhà ban sáng thành màu trắng khi cháu đã mất.

Nguyên nhân thật sự gây ra cái chết của cháu có thể không bao giờ được công bố cho công chúng biết vì Gateway là trường thuộc tập đoàn giáo dục Edufit, với 4 cổ đông sáng lập gồm Trần Thị Hồng Vân, Trần Thị Hồng Hạnh, Thị Huyền và Nguyễn Thị Xuân Trang. Trang là con gái của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn Vân là con của trung tướng Trần Văn Đệ, chánh văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ công an cộng sản.

Việchọc sinh của trường tưởng niệm cháu L. cũng gây tranh cãi. Một số cha mẹ ủng hộ việc con mình đặt hoa tưởng niệm cháu trong khuôn viên của nhà trường trong khi một số khác phản đối, cho rằng đây là một hình thức học đòi từ nước khác và gây sợ hãi cho con mình.

Dư luận cho rằng nhà trường nên tổ chức tưởng niệm cháu để thể hiện sự đau xót về sự mất mát này. Nhiều người chỉ trích về thái độ có vẻ thờ ơ của ban lãnh đạo nhà trường.

===== 11/8 =====

Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp, bắt giữ một người biểu tình chống Trung Cộng

Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp, sách nhiễu người biểu tình phản đối Trung Cộng xâm phạm chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, bắt giữ công dân Hồ Ngọc Huệ ở Đồng Nai.

Theo gia đình cho hay, ông Huệ bị công an Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh bắt vào sáng ngày 11/8 ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Công an gọi điện thông báo cho gia đình rằng ông bị bắt vì tham gia biểu tình chống Trung Cộng nhưng không nói ông bị cáo buộc gì và hiện đang bị giam giữ ở đâu.

Ông Huệ là người Công giáo ở giáo xứ Minh Hoà, xã Lộ 25, huyện ThốngNhất. Theo một số nhà hoạt động thì ông đã tham gia biểu tình trước Lãnh Sự quán Trung Cộng ở Sài Gòn ngày 10/8, cùng với một số nhân sỹ, trí thức như giáo sư Tương Lai.

Rất có khả năng ông sẽ bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật hình sự, với mức án cao nhất là 7 năm tù giam. Đây là cáo buộc mà chế độ cộng sản toàn trị thường áp dụng để trấn áp người biểu tình ôn hoà trong nhiều năm gần đây, đặc biệt là năm 2018 khi hàng trăm người bị bỏ tù vì bị kết tội theo tội danh này sau khi tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ngày 10-11/6/2018.

Chính phủ Việt Nam kêu gọi nhân dân tham gia bảo vệ tổ quốc chống sự gây hấn của Trung Cộng ở Bãi Tư Chính. Tuy nhiên, chế độ lại rất sợ các cuộc biểu tình tự phát, vì sợ biểu tình tự phát sẽ biến thành làn sóng phản đối chế độ toàn trị. Do vậy, lực lượng an ninh cộng sản tìm mọi cách ngăn cản việc biểu tình tự phát bằng cách bắt giữ những nhân vật chủ chốt và người tham gia để ngăn ngừa và đe doạ người khác.

===============

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây