18.000 người Việt nhập lậu vào Châu Âu hàng năm qua những con đường đầy chông gai

Hàng ngàn người từ Việt Nam được đưa lậu vào Châu Âu mỗi năm qua những con đường đầy bạo lực và chông gai. Và đó mới chỉ là khởi đầu.

The New York Times, ngày 03/11/2019

(Vũ Quốc Ngữ dịch)

LONDON – Những tên người Việt đưa lậu người gọi đó là tuyến CO2: một chuyến đi thiếu oxy và tù túng qua Channelcủa Anh trong container hoặc bị nhét trong thùng xe cùng với hàng hoá khác trên chặng đường dài 6.000 dặm qua châu Á để vào Tây Âu.

So với con đường khác- tuyến VIP cao cấp với việc lưu trú ngắn hạn trong khách sạn và được xếp ngồi trong cabin của xe tải, thì chuyến đi trong một chiếc container ngột ngạt có thể rất tàn khốc đối mà người Việt gọi là người hộp, nhữngkẻ hậu sinh của lớp người Việt thuyền nhân rời bỏ đất nước sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975.

Người Việt Nam di cư thường đợi hàng tháng trời trong các trại dọc đường ở miền bắc nước Pháp trước khi được đưavào xe kéo. Những kẻ cầm đầu đường dây (nguyên văn: cá lóc- snakehead) đánh đập đàn ông và tấn công tình dục phụ nữ, như các nhóm viện trợ, luật sư và chính những người di cư nói. Người di cư lậu cuộn mình trong trong túi nhôm và chịu đựng hàng giờ trong các hộp làm lạnh để giảm nguy cơ bị phát hiện.

Hành trình đó đã gây tử vong vào tuần trước cho 39 người, những người được tìm thấy đã chết trong một container xe tải đông lạnh ở Essex, đông nam nước Anh. Cảnh sát Essex cho biết hôm thứ Sáu rằng họ được cho là người Việt Nam.

Nguy hiểm ở chặng cuối của hành trình di cư lậu vào Anh thường là, những giờ phút kinh hoàng trong hộp lạnh này đôi khi chỉ là phần nhỏ trong thời gian một tháng nếu không phải là nhiều năm bị đối xử khắc nghiệt – đầu tiên là dưới tay của các băng đảng buôn người có tổ chức, và sau đó là những ông trùm bất trị tiệm nail và trang tại cần sa ở Anh.

Nhưng họ vẫn đến, ước tính khoảng 18.000 người Việt Nam trả tiền cho những kẻ buôn lậu cho hành trình đến châu Âu hàng năm với mức giá từ 8.000 đến 40.000 bảng, khoảng 10.000 đến 50.000 USD.

Ở Anh, nơi Brexit đã ngăn cản dòng lao động từ Đông Âu, những người di cư lậu nhìn thấy một quốc gia khát công nhân lương thấp, dễ dàng được trả gấp năm lần số tiền họ có thể kiếm được ở nhà và không bị cảnh sát kiểm tra như các quốc gia khác ở châu Âu.

Phần lớn những kẻ buôn lậu người Việt, đưa khách hàng của họ đến Pháp và Hà Lan, nơi các băng đảng khác, thường là người Kurd và Albania, hoặc, như trong trường hợp gần đây, là Ailen hoặc Bắc Ailen, hoàn thành công việc.

Nhiều người di cư lậu đến từ Hà Tĩnh và Nghệ An, hai tỉnh nghèo ở miền bắc miền trung Việt Nam và rời bỏ nhà đếnAnh với nhận thức được những rủi ro, các nhà phân tích nói. Khi chứng kiến hàng xóm của họ đột nhiên tân trang lại nhà cửa bằng những vật liệu đắt tiền hơn, hoặc mua những chiếc xe tốt hơn, họ khao khát cảm giác an toàn tương tự cho gia đình họ, cho dù những bất ổn và nguy hiểm mà họ phải trả giá.

Nhưng khi Anh không thực hiện được lời hứa đó, những người di cư có thể rơi vào tình trạng khập khiễng, không thể tìm kiếm sự giúp đỡ của hệ thống nhập cư khắc nghiệt của đất nước và sống trong sự kìm kẹp của một hệ thống buôn người và chủ nhân dựa vào họ.

“Tôi luôn khuyến khích họ ở nhà,” linh mục Simon Nguyễn Đức Thăng của giáo xứ tại một nhà thờ Công giáo ở Đông London có nhiều giáo dân di cư, nói trong tuần này. Mặc dù bạn nghèo, bạn có cuộc sống của bạn. Ở đây, bạn có tiền, nhưng bạn mất mạng.

Không phải 20.000 đến 35.000 người di cư Việt Nam không có giấy tờ ước tính đang sống ở Anh đều có những câu chuyện kinh dị để kể. Theo một số chuyên gia, nhiều người đi làm việc ở Anh để có cơ hội thực sự của một ngày trả lương.

Theo giảng viên Tamsin Barber tại Đại học Oxford Brookes thì không phải những người di cư lậu bị bóc lột lao động hay là nạn nhân của buôn người. Những người đến đây thường là đồng ý đối mặt với việc lao động không hợp pháp để được nhận thù lao cao trong buôn bán cần sa.

Nhưng những người Việt Nam dễ bị tổn thương hơn cũng đang bị buôn bán sang Anh, chính quyền ghi nhận con số này năm ngoái cao gấp năm lần so với năm 2012.

Một khi gia đình và bạn bè đã cùng nhau kiếm đủ tiền, cuộc phiêu lưu có thể bắt đầu bằng một chuyến đi đến Trung Quốc để nhận giấy tờ tuỳ thân giả mạo. Đó là cách nhiều người trong số hàng chục người chết trong chiếc xe tải bắt đầu hành trình của họ, theo linh mục Anthony Đặng Hữu Nam ở một nhà thờ thuộc thị trấn Yên Thành, nơi có hàng chục nạn nhân tử vong ở Essex.

Trên đường từ Trung Quốc đến Nga rồi Tây Âu, một trong những đoạn đường bị trừng phạt nặng nề nhất là đi bộ qua các khu rừng Bêlarut đến biên giới Ba Lan. Trong một cuộc khảo sát năm 2017 của người Pháp về người di cư Việt Nam, một người đàn ông được xác định là Anh, 24 tuổi, nói với các nhà nghiên cứu rằng anh ta và năm người đàn ông khác, dẫn đầu bởi một kẻ buôn lậu, đã nhiều lần bị bắt ở Belarus, được thả ra ở biên giới Nga để thử lại. Khi cuối cùng họ đã thành công, họ đã gặp một chiếc xe tải đang chờ ở phía Ba Lan.

“Chúng tôi rất lạnh và không được ăn bất cứ thứ gì trong hai ngày. Chúng tôi uống nước từ tuyết,” người này nói.

Theo các báo cáo gần đây của ECPAT, một tổ chức chống buôn bán trẻ em và các nhóm khác, việc đi theo các tuyến khác được căn từng phút và người di cư sử dụng visa và hộ chiếu của người khác. Để phòng ngừa, những kẻ buôn lậu ở Việt Nam thường bảo mọi người đến quầy làm thủ tục ở sân bay 10 phút trước khi họ đóng cửa, vì làm thế thì các đại lý không có đủ thời gian để kiểm tra giấy tờ.

Chuyến đi có thể mất vài tháng, thậm chí nhiều năm. Nguyễn Đình Lương, 20 tuổi, một trong những người di cư được cho là đã chết tuần trước, muốn đến Pháp để tìm việc làm nhằm hỗ trợ anh chị em của mình, bảy người trong số họ, cha của anh, Nguyễn Đình Gia, cho biết. Nhưng ở Nga, anh ta đã quá hạn visa du lịch và bị giam trong nhà trong sáu tháng. Sau đó, anh chuyển đến Ukraine và Pháp, nơi anh tìm được công việc bồi bàn, trước khi quyết định sang Anh làm việc trong một tiệm làm móng.

Các chuyến đi thường xuyên bị gián đoạn khi người di cư bị giam giữ hoặc hết tiền. Một số người di cư bị buộc phải làm việc trên đường đi, trong các nhà máy may mặc ở Nga hoặc trong các nhà hàng trên khắp châu Âu. Một số phụ nữ bị buộc bán dâm, các nhà nghiên cứu nói.

Những kẻ buôn lậu thường không cho người di cư lậu biết họ đang ở đâu để kiểm soát họ một cách hoàn toàn. Trong một trường hợp năm 2017, 16 người Việt Nam được chính quyền Ukraine tìm thấy ở Odessa nghĩ rằng họ đang ở Pháp.

Khi những người di cư không vâng lời những kẻ đưa người, sự trừng phạt có thể rất khốc liệt.

Họ không thể bị cảnh sát phát hiện, vì vậy họ phải tuân thủ kỷ luật, linh mục Simon nói. Nếu bạn không tuân thủ, bạn có thể bị trừng phạt bằng cách đòn roi, phụ nữ thì bị lạm dụng tình dục.

Và một khi họ đến Anh, họ mới nhận ra thực tế phũ phàng. Sulaiha Ali, một luật sư nhân quyền, cho biết những người di cư đôi khi được hứa làm việc hợp pháp trong một nhà hàng hoặc trên một công trường xây dựng, thì bị buộc phải làm việc như những người làm vườn trong các trang trại trồng cần sa bất hợp pháp. Bị nhốt trong nhà nhiều ngày liền và thường sống 15 người một phòng, người di cư lậu phải đối mặt với nguy cơ hỏa hoạn do dây điện bị xáo trộn và các vấn đề sức khỏe từ các hóa chất độc hại.

Trong các tiệm làm móng nơi nhiều người Việt tìm việc, ông chủ tiệm có thể kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống của công nhân. Tuy nhiên, cũng có những ông chủ trở thành người bảo trợ cung cấp nơi ở và thực phẩm cho người di cư.

Khi cảnh sát đột kích nhà ở của người di cư lậu, họ thường có thể bỏ qua các dấu hiệu của việc cưỡng bức lao động hoặc buôn người và đưa người di cư vào thủ tục trục xuất, những người luật sư nói. Khi họ không có giấy tờ tuỳ thân thì không có sự xác định về bóc lột lao động, bà Ali nói.

Mối đe dọa bị trục xuất đó, bất kể hoàn cảnh nào, là một mánh khóe cho các băng đảng buôn người có thể khống chế người di cư dưới quyền của chúng.

Những người di cư Việt Nam lớn tuổi ở Anh, nhiều người đến sau Chiến tranh Việt Nam, bị ngăn cách bởi một lỗ hổng văn hóa rộng lớn với những người mới đến, nhưng họ vẫn tỏ ra là một hỗ trợ quan trọng, hơn bao giờ hết trong tuần trước.

Cha Simon, người đã rời khỏi Việt Nam vào năm 1984, cho biết ông đã nhận được các cuộc gọi từ các gia đình ở Việt Nam, muốn biết liệu ông có thể cho họ biết con cái của họ có ở trong các trại giam hay không.

“Mẹ, cha, tất cả gọi tôi trong nước mắt,” ông nói. “Tôi không thể nghe thấy tiếng nói của họ. Họ phải vay rất nhiều tiền cho cuộc hành trình này, và bây giờ họ đã hy vọng vào sự thành công của con mình để có tiền trả nợ. Còn giờ đây- họ mất tất cả.”

Ông tiếp tục “Không có gì vẫn chưa phải là điều xấu nhất, miễn là con em họ bị bắt hoặc bị giam giữ. Còn giờ đây họ mất hai thứ. Họ mất hy vọng và họ mất tính mạng. Không còn gì.”