Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 31 từ ngày 27/7 đến 02/8/2020: 8 thành viên nhóm Hiến Pháp bị kết án 40,5 năm tù giam sau gần 23 tháng giam giữ

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 02/8/2020

 

Vào ngày 31/7, sau gần 23 tháng bị giam giữ trước khi xét xử, tám thành viên của nhóm Hiến Pháp đã bị kết án tại phiên tòa sơ thẩm với cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự. Việc kết án họ là một sự trả thù cho hành động dũng cảm của họ trong việc thực thi quyền tự do ngôn luận và biểu tình.

Kết thúc phiên tòa kín kéo dài một ngày, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết án tám nhà hoạt động với tổng số 40 năm sáu tháng tù giam và 20 năm quản chế. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh bị phạt tù cao nhất với án tù 8 năm trong khi cô Đoàn Thị Hồng nhận mức án nhẹ nhất là hai năm sáu tháng tù giam. Ngoài ra, bốn người trong số họ đã bị quản chế ba năm và phần còn lại – với hai năm quản chế sau khi bị giam cầm. Người thân và bạn bè của các bị cáo đã bị cấm vào phòng xử án để theo dõi cái gọi là phiên tòa mở. Các đặc vụ mặc thường phục thậm chí đã tấn công gia đình của một trong những nhà hoạt động bị kết án.

Với sự kết án của tám nhà hoạt động này, số lượng các nhà bất đồng chính trị bị kết án từ đầu năm cho đến nay đã lên tới 15 người, với tổng số tù là 66 năm và ba tháng, và 26 năm quản chế. Trong bảy tháng đầu năm 2020, chế độ cộng sản đã bắt giữ 49 nhà hoạt động và buộc tội họ bằng những điều gây tranh cãi trong các điều khoản an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự. Theo thống kê mới nhất của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, Việt Nam đang giam giữ 274 tù nhân lương tâm, trong đó có 54 người đang bị giam giữ trước khi xét xử.

Một ngày trước đó, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã giảm án tù của hai nhà hoạt động chống tham nhũng là Đặng Thị Huệ và Bùi Mạnh Tiến chỉ ba tháng mặc dù hai nhà hoạt động xã hội này đã tuyên bố vô tội và yêu cầu được trả tự do ngay lập tức. Theo quyết định của tòa án, bà Huế phải thụ án 39 tháng trong khi ông Tiến sẽ phải ngồi tù 15 tháng vì các hoạt động ôn hòa của họ phản đối việc thu phí bất hợp pháp của một số trạm thu phí BOT, trong đó có trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài.

Chính quyền ở nhiều tỉnh và thành phố tiếp tục đàn áp người dân địa phương vì họ nỗ lực truyền bá thông tin về sự tái phát của đại dịch Covid-19 ở nước này. Ít nhất bốn Facebooker đã được yêu cầu xóa bài đăng của họ và trả tiền phạt hành chính trị giá 7,5 triệu đồng (32 đô la) trong những ngày gần đây vì bài đăng của họ bị coi là giả mạo hoặc chưa được xác minh. Vài tháng trước, hơn 600 Facebooker trên toàn quốc đã bị phạt từ 5 triệu đến 15 triệu đồng cho cùng một cáo buộc.

Vào ngày 30 tháng 7, tổ chức CIVICUS đã công bố báo cáo về nhân quyền Việt Nam trong bảy tháng đầu năm 2020, nói rằng trong quá trình chuẩn bị đại hội đảng toàn quốc của Đảng Cộng sản cầm quyền vào đầu năm 2021, nhà cầm quyền đã gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến. Những tổ chức bị nhắm là Nhà xuất bản Tự do, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) cùng nhiều cá nhân và người hoạt động nhân quyền.

và một số tin quan trọng khác

===== 28/7 =====

Chia sẻ tin giả mạo phát biểu của Phó thủ tướng, ba Facebooker bị phạt tổng cộng 22,5 triệu đồng

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã áp dụng mức phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với 3 Facebooker vì chia sẻ một bài viết giả mạo tuyên bố của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đàm liên quan đến sự trở lại của đại dịch Covid-19 ở nhiều tỉnh và thành phố tuần qua.

Theo truyền thông nhà nước, ca sỹ Hoà Minzy đang cư trú tại Sài Gòn là người thứ nhất bị phạt. Hai người kia là chị V.T.T.H. với tài khoản Facebook Vương Huyền Túi ở Thừa Thiên Huế và bà Đặng Thị Thu Sen với tài khoản Facebook Mốt Ngọc Sen ở Quảng Ninh.

Cả ba Facebooker đã bị công an địa phương triệu tập để thẩm vấn về bài đăng của họ, trong đó họ chia sẻ tuyên bố mà họ nghĩ là phát biểu của ông Đam, người đang đứng đầu Ủy ban Quốc gia về Phòng chống và Kiểm soát Covid-19. Tuyên bố giả mạo này kêu gọi người dân thận trọng và không đi du lịch ở Đà Nẵng, nơi đang là điểm nóng về số ca nhiễm Covid-19 mới đây và trở thành trung tâm bùng phát dịch đợt 2.

Ngày 30/7, thêm một Facebooker bị phạt tiền chỉ vì đăng thông tin có người chết vì Covid-19.

Từ tháng 3 năm nay, hơn 600 Facebooker trên cả nước đã bị thẩm vấn và bị phạt hành chính từ 5 triệu đến 15 triệu đồng vì đăng tải thông tin chưa kiểm chứng về dịch coronavirus và hậu quả của căn bệnh chết người này. Trong số những cá nhân bị phạt tiền có ca sĩ nổi tiếng Đàm Vinh Hưng và hai diễn viên Ngô Thanh Vân, Cát Phượng.

Trong khi đó, sau khoảng 100 ngày không có nhiễm Covid-19 mới, Việt Nam dường như hứng chịu làn sóng lây nhiễm mới, bắt đầu từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, nơi hàng chục công dân Trung Cộng bị phát hiện nhập cảnh bất hợp pháp vào Việt Nam.

===== 30/7 =====

Hai nhà hoạt động chống BOT bẩn chỉ được giảm án 3 Tháng

Sau 2 ngày xét xử, vào cuối ngày 30.07, Toà án cộng sản thành phố Hà Nội đã giảm 3 tháng án tù cho hai nhà hoạt động chống thu phí đường bất hợp pháp là Đặng Thị Huệ (Facebooker Huệ Như) và Bùi Mạnh Tiến cho dù hai người không xin giảm án mà đòi được trả tự do.

Trước đó, vào đầu tháng Năm vừa qua, toà án cộng sản quận Sóc Sơn đã kết án ông Tiến 18 tháng tù và bà Huệ 42 tháng tù về tội danh “gây rối trật tự công cộng.” Như vậy, với quyết định của toà phúc thẩm, bà Huệ sẽ phải ngồi tù 39 tháng còn ông Tiến phải thi hành án 15 tháng tù.

Cả hai đã bị bắt vào tháng 10 năm ngoái vì phản đối việc thu phí bất hợp pháp của trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài. Vài tháng trước khi bị bắt, bà Huệ từng bị mật vụ Hà Nội đánh xảy thai.

Trong vài năm gần đây, có khoảng 10 người hoạt động bị kết án vì phản đối các trạm thu phí BOT bẩn ở khắp cả nước.

===== 31/7 =====

Tám thành viên nhóm Hiến Pháp bị kết án tổng cộng 40.5 năm tù giam, 20 năm quản chế

Vào thứ Sáu ngày 31/07, trong phiên sơ thẩm, toà án cộng sản thành phố Sài Gòn đã kết án 8 thành viên nhóm Hiến Pháp tổng cộng 40.5 năm tù giam và 20 năm quản chế về tội danh “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự chỉ vì họ đã thực hiện quyền biểu tình ôn hoà.

Chỉ sau một ngày xét xử trong phiên toà mà người thân và bạn bè của 8 bị cáo không được vào phòng xử án, toà đã kết án Trần Thị Ngọc Hạnh 8 năm tù giam, Hoàng Thị Thu Vang- 7 năm tù giam, các ông Ngô Văn Dũng, Đỗ Thế Hoá và Lê Quý Lộc đều bị án 5 năm tù giam trong khi Hồ Đình Cương bị án 4 năm và sáu tháng, Trần Thanh Phương- 3 năm và 6 tháng. Cô Đoàn Thị Hồng, người bị bắt khi có con nhỏ dưới 3 tuổi, có mức án nhẹ nhất là 2 năm 6 tháng.

Ngoài ra, cô Hạnh, bà Vang, ông Lộc và ông Hoá đều bị 3 năm quản chế còn 4 người còn lại bị 2 năm quản chế.

Cho dù các luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo không có tội vì họ chỉ chuẩn bị và kêu gọi biểu tình ôn hoà vào đầu tháng 9 năm 2018, nhưng toà vẫn cho rằng 8 nhà hoạt động dự định gây khó khăn, cản trở cho các công việc thường nhật của các cơ quan và tổ chức nhà nước, và có thể tiến tới mục tiêu xa hơn là chiếm giữ các cơ quan này rồi tạo những hành vi bạo động bạo loạn gây rối, gây mất an ninh.”

Việc kết án 8 thành viên nhóm Hiến Pháp với những bản án nhiều năm tù giam là sự trả thù của nhà cầm quyền cộng sản về việc họ đã tham gia tích cực vào cuộc biểu tình ngày 10/6//2018 tại Sài Gòn để phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Nhóm này kêu gọi biểu tình vào đầu tháng 9 cùng năm nhưng bị mật vụ Sài Gòn bắt cóc trước đó vài ngày. Họ bị biệt giam nhiều tháng và phía công an không thông báo việc bắt giữ họ cho gia đình.

===== 01/8 =====

Viện Kiểm sát Tối cao yêu cầu ghi âm, ghi hình trong hỏi cung

Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ban hành quy định kiểm sát viên phải trực tiếp giám sát việc ghi âm và ghi hình khi bị can kêu oan hoặc khiếu nại hoạt động điều tra.

Theo quyết định mới ban hành, viện kiểm sát tối cao đưa ra quy trình tạm thời về việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, và truy tố.

Theo quy định mới này, việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở cơ quan có thẩm quyền điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Quyết định trên cũng yêu cầu kiểm sát viên phải trực tiếp kiểm sát việc ghi âm, ghi hình trong trường hợp bị can kêu oan hoặc khiếu nại hoạt động điều tra; khi có căn cứ xác định quá trình điều tra đã vi phạm pháp luật; khi tài liệu chứng cứ có mâu thuẫn…

Trong quá trình hỏi cung và được tiến hành ghi âm, ghi hình; nếu thiết bị trục trặc khi đang hỏi cung, phải dừng lại và ghi vào biên bản. kiểm sát viên không được thực hiện hỏi cung nếu không bố trí được thiết bị ghi âm và ghi hình.

Người giữ quyền công tố được phân công thụ lý vụ án cũng có thể trực tiếp ghi âm và ghi hình khi lấy lời khai bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở Viện kiểm sát.

Quy định mới này có thể làm giảm tình trạng ép cung vốn là vấn đề mang tính hệ thống và gây ra nhiều vụ án oan trong nhiều năm qua.

============================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây