Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, từ 12/10 đến 25/10/2020: Công an thành phố HCM kết thúc điều tra, đề nghị truy tố ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam về cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 25/10.2020

 

Cơ quan An ninh Điều tra của Công an thành phố Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra vụ án “tuyên truyền chống nhà nước” đối với 3 thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đề nghị Chủ tịch Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy và hội viên trẻ Lê Hữu Minh Tuấntheo Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Cơ quan này đã chuyển hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố và thông báo cho luật sư của 3 nhà hoạt động liên hệ với cơ quan này để tiến hành thủ tục bào chữa. Ông Dũng, người bị bắt vào tháng 11 năm 2019, và ông Thủy và ông Tuấn, người bị tạm giam vào tháng 5 đến tháng 6 năm nay, đã bị biệt giam. Họ phải đối mặt với án tù lên đến 20 năm tù nếu bị kết tội.

Dự kiến ​​phiên tòa xét xử họ sẽ được tổ chức trong vài tháng tới trước Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức ​​vào tháng 1 năm sau.

Chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến, bắt giữ ông Nguyễn Quang Khải, 51 tuổi, cư dân tỉnh Đồng Nai, vì những chia sẻ và bình luận trên Facebook về các vấn đề nghiêm trọng của đất nước, đặc biệt là tham nhũng có hệ thống và vi phạm quyền con người. Ông Khải bị khởi tố về cáo buộc “Cố ý làm lộ thông tin mật; chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu mật ”theo Điều 337 Bộ luật Hình sự, có thể bị phạt tù từ hai năm đến mười năm nếu bị kết tội.

Trước sức ép của Công an thành phố HCM, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế LHQ có trụ sở tại tỉnh Quảng Ninh điều hành Tòa nhà BEEHOME tại quận Tân Bình đã hủy hợp đồng thuê nhà ba tháng với ca sĩ Nguyễn Tín chỉ khoảng ba tuần sau khi gia đình anh chuyển đến. Công ty đã yêu cầu vợ chồng anh chuyển ra ngoài mà không có ý định trả lại tiền đặt cọc. Cặp vợ chồng với một đứa con nhỏ đã bị buộc phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác ba lần kể từ buổi biểu diễn trực tiếp của anh ấy vào năm 2018, trong đó công an Sài Gòn đã ngăn chặn và bắt giữ anh và các nhà hoạt động khác, bao gồm nhà hoạt động nổi tiếng Đoan Trang đến đồn cảnh sát nơi các cảnh sát thẩm vấn và đánh họ hàng giờ trước khi trả tự do cho họ vào lúc nửa đêm.

Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, một nhà hoạt động tôn giáo đang thụ án 11 năm tù vì tội danh lật đổ chế độ, đã được tổ chức nhân quyền Stefanus Alliance International của Na Uytrao tặng Giải thưởng Stenfanus 2020 vì những nỗ lực thúc đẩy tự do tôn giáo của ông trong nhiều năm.

Cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ quan ngại về vụ bắt giữ nhà bảo vệ nhân quyền và nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Phạm Đoan Trang với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Cao ủy Đức về Chính sách Nhân quyền và Hỗ trợ Nhân đạo Barbel Kofler và nhóm 12 Dân biểu Hoa Kỳ đã kêu gọi chính quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho bà ngay lập tức và vô điều kiện, nói rằng cô không vi phạm luật pháp Việt Nam mà chỉ thực thi các quyền cơ bản được ghi trong Hiến pháp Việt Nam 2013 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Và nhiều tin tức quan trọng khác

===== 18/10 =====

 

Ba luật sư gốc Việt kêu gọi Việt Nam huỷ bỏ tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”

Một nhóm ba luật sư gốc Việt ở Hoa Kỳ và Canada đã cùng gửi một bức thư ngỏ kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam huỷ bỏ tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” thuộc Điều 117 của Bộ luật Hình sự vốn được sử dụng thường xuyên bởi Hà Nội để trấn áp giới bất đồng chính kiến.

Theo luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada, một trong những người ký tên, thư ngỏ được gửi đến bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam và quốc hội cộng sản Việt nam vào ngày 16/10. Trong thư, các luật sư nêu rõ Điều 117 không những vi phạm Hiến Pháp Việt Nam hiện hành mà đã và đang được sử dụng như là một phương tiện trấn áp nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị dưới danh nghĩa luật pháp quốc gia.

Các luật sư viện dẫn các Điều 25, 28, 30 của Hiến Pháp Việt Nam quy định rằng công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước, và mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Luật sư Khanh cho biết ông và hai luật sư Nguyễn Hữu Liêm và Trần Minh Quốc từ Hoa Kỳ không ảo tưởng rằng vấn đề này sẽ được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lắng nghe. Tuy nhiên, thư ngỏ là việc phải ba luật sư cần phải làm để biểu lộ thái độ đối với Hà Nội.

Hiện có 47 nhà hoạt động bị bắt hoặc kết án vì tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” trong đó có chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng và nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang.

——————–

Đặc uỷ Nhân quyền Đức lo ngại về vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang

Đặc ủy Nhân quyền của Cộng hòa Liên bang Đức Bärbel Kofler đã bày tỏ sự lo ngại về việc nhà hoạt động nhân quyền và blogger chính trị Phạm Đoan Trang bị nhà cầm quyền cộng sản bắt giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”

Trong một bài viết trên mạng xã hội Twitter, bà Kofler kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng quyền tự do bày tỏ chính kiến vốn được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam và nhiều công ước quốc tế.

Tài khoản Twitter của Tòa Đại sứ Đức tại Việt Nam sau đó cũng dẫn lại nguyên văn phát biểu này của bà Kofler.

Trong một diễn biến khác, ngày 18/10, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch- HRW) ra thông cáo báo chí kêu gọi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga gây sức ép lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về vấn đề nhân quyền trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi ông nhậm chức thủ tướng.

HRW nói Nhật Bản nên sử dụng đòn bẩy kinh tế để gây sức ép để yêu cầu cộng sản Việt Nam chấm dứt vi phạm quyền con người vì Hà Nội tiếp tục có những vi phạm về các quyền dân sự và chính trị của người dân bằng cách hạn chế quyền tự do bày tỏ ý kiến, lập hội, tụ tập ôn hoà, tự do tôn giáo. Vụ bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang gần đây nhất là một ví dụ nữa về sự đàn áp này.

HRW kêu gọi “Thủ tướng Suga nên đặt nhân quyền là điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại theo một cách mà những người tiền nhiệm của ông chưa bao giờ làm.”

——————–

Nhiều dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi Ngoại trưởng Pompeo can thiệp cho Phạm Đoan Trang được tự do

Một nhóm 12 dân biểu của Quốc hội Hoa Kỳ gửi thư chung đến Ngoại trưởng Mike Pompeo để thúc giục ông hành động để can thiệp nhằm buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.

Trong thư chung của nhóm, hai dân biểu Lou Correa và Alan Lowenthal và 10 đồng nghiệp khác đã bày tỏ sự lo ngại về cô Trang, người mới bị an ninh cộng sản Việt Nam bắt giữ vào ngày 06/10 vừa qua với cáo buộc nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 và Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

Các dân biểu cho rằng cô Trang bị nhắm mục tiêu vì đưa tin và chia sẻ thông tin về vụ xung đột bạo lực ở Đồng Tâm cũng như vì lên tiếng kêu gọi cộng sản Việt Nam ban hành các luật mới về bầu cử quốc hội.  Bức thư nói rằng cô Trang không vi phạm pháp luật và chỉ thể hiện các quyền tự do cơ bản của mình, được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam, và cô nên được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện.

Nhóm dân biểu kêu gọi Ngoại trưởng Pompeo thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngưng đàn áp giới bất đồng chính kiến ôn hòa và nêu việc trả tự do cho cô Trang trong bất kỳ cuộc gặp song phương nào với Hà.  Quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được cho là tốt đẹp nhất từ khi nối lại quan hệ ngoại giao năm 1995. Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Trump ít quan tâm đến sự vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam.

===== 19/10 =====

Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển được trao giải Stefanus của Na Uy

Tổ chức Stefanus Alliance International của Na Uy đã quyết định trao giải thưởng Stefanus 2020 cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển vì những đóng góp trong nhiều năm của ông nhằm thúc đẩy quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ những sắc tộc thiểu số tôn giáo.

Tổng thư ký của Stefanus Alliance International Ed Brown nói rằng giải thưởng này được trao cho những cá nhân đã thể hiện lòng dũng cảm và cống hiến thúc đẩy quyền tự do tôn giáo và niềm tin, cũng như các quyền con người khác ở nhiều nơi trên khắp thế giới.

Ông Truyển là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, một thành viên của Hội Ái hữu Tù nhân Lương tâm và Hội Anh em Dân chủ. Năm 2017, ông cùng một số nhà hoạt động khác bị bắt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.” Năm sau, ông bị tuyên án 11 năm tù giam và 3 năm quản chế. Hiện ông đang bị giam tại Trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

Với việc trao giải thưởng cho ông Truyền, Stefanus Alliance International không chỉ mong muốn tạo sự chú ý đến trường hợp của riêng ông mà cả tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nơi mà những người đứng lên vì quyền lợi của người khác lại bị bắt bớ. Tổ chức này đã đưa trường hợp của ông lên Quốc hội Na Uy và Ngoại trưởng để vận động nhà cầm quyền cộng sản trả tự do cho ông.

Ông Truyển từng được tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm2011. Gần đây, Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng đã kêu gọi cộng sản Việt Nam trả tự do cho ông.

===== 20/10 =====

Công an thành phố Hồ Chí Minh kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 3 thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

Công an thành phố Hồ Chí Minh đã kết thúc điều tra đối với 3 thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố với đề nghị truy tố Chủ tịch Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ và thành viên trẻ Lê Hữu Minh Tuấn với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

Trong thông báo gửi tới luật sư Nguyễn Văn Miếng, người được gia đình của ông Dũng và ông Thuỵ thuê bào chữa cho hai ông, cơ quan an ninh điều tra thành phố HCM nói luật sư liên hệ với viện kiểm sát để xúc tiến việc bào chữa. Kể từ khi bắt giữ ông Dũng vào tháng 11 năm ngoái và hai ông Thuỵ và Tuấn giữa năm nay, công an đã không cho 3 ông gặp luật sư hay gia đình.

Dường như nhà cầm quyền thành phố thành phố HCM sẽ tổ chức phiên toà xét xử 3 ông trong vài tuần sắp tới, trước ngày đảng cộng sản cầm quyền tổ chức đại hội toàn quốc dự kiến vào đầu năm tới. Ba ông đối mặt với án tù dài hạn, có thể lên tới 20 năm nếu bị kết tội.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp được thành lập năm 2014 với mục tiêu đấu tranh đòi quyền tự do báo chí. Trang web của tổ chức đăng tải nhiều bài viết chỉ trích chế độ cộng sản trong nhiều lĩnh vực, từ vi phạm nhân quyền, tham nhũng tràn lan, ô nhiễm môi trường diện rộng đến sự đối phó yếu ớt của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với sự vi phạm chủ quyền quốc gia ở Biển Đông của Trung Cộng.

Bên cạnh việc bắt giữ và khởi tố 3 ông, công an cộng sản còn sách nhiễu nhiều thành viên của hội và người có bài viết đăng trên website của hội. Nhiều người đã bị triệu tập để tra khảo về các bài viết của mình trong nhiều tháng gần đây.

Nhiều tổ chức quốc tế và người hoạt động khắp thế giới đã phản đối việc bắt giam ba ông và kêu gọi Hà Nội trả tự do cho họ.

===== 21/10 =====

Facebooker Nguyễn Quang Khải bị bắt giữ với cáo buộc “sao chụp, phát tán bí mật nhà nước”

Ngày 21/10, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Đồng Nai công bố việc bắt giữ công dân địa phương Nguyễn Quang Khải với cáo buộc “sao chụp, phát tán bí mật nhà nước” theo Điều 337 của Bộ luật Hình sự với mức án có thể từ 2 năm đến 10 năm nếu bị kết tội.

Công an tỉnh Đồng Nai đã triệu tập ông Khải lên đồn công an để thẩm vấn vào ngày 20/10 và giữ ông lại. Hôm sau, công an đưa thông báo bắt giữ khẩn cấp cho gia đình ông. Hiện ông đang bị giam giữ tại Trại giam của công an tỉnh.

Ông Khải, 51 tuổi, là một người buôn bán nhỏ. Ông thường xuyên chia sẻ bài viết và bình luận trên trang Facebook cá nhân Khai Nguyen về nhiều vấn đề của đất nước, đặc biệt là tình trạng tham nhũng mang tính hệ thống. Ông cũng tham gia nhiều chương trình từ thiện trong nhiều năm gần đây.

===== 22/10 =====

Facebook hỗ trợ cộng sản Việt Nam trong kiểm duyệt thông tin trực tuyến

Theo bài viết của 2 tác giả David S. Cloud và Shashank Bengali trên báo Los Angeles Times ngày 22/10, Công ty Facebook đang hợp tác chặt chẽ với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong kiểm duyệt các bài viết của giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam trên nền tảng của mạng xã hội Facebook.

Theo đó, dù Facebook và người sáng lập Mark Zuckerberg cho biết quan điểm bảo vệ quyền tự do ngôn luận trừ những trường hợp cụ thể, chẳng hạn như khi kích động bạo lực. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Facebook thường hạn chế các bài đăng mà nhà cầm quyền cộng sản cho là nhạy cảm hoặc vượt quá giới hạn.

Theo hai tác giả này, trong vài năm gần đây, Facebook đã liên tục kiểm duyệt tài khoản của những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam với mục đích nhằm cố gắng xoa dịu nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội trước lời đe dọa đóng cửa Facebook nếu không tuân thủ.

Thay vì sử dụng ưu thế của mình như một nền tảng truyền thông lớn nhất của Việt Nam để chống lại kiểm duyệt, Facebook đã trở thành đồng phạm giúp nhà cầm quyền cộng sản tăng cường đàn áp những tiếng nói ủng hộ dân chủ.

Facebook thường hạn chế các bài đăng và người dùng vì vi phạm “tiêu chuẩn cộng đồng” hoặc “luật địa phương.” Các bài đăng thuộc nhóm sau bị chặn ở quốc gia mà chúng bị cho là bất hợp pháp nhưng vẫn có thể truy cập được ở những nơi khác.

Việt Nam là thị trường tăng trưởng chính của Facebook. Công ty này kiểm soát hơn 40% thị trường quảng cáo kỹ thuật số trị giá 760 triệu Mỹ kim của Việt Nam mặc dù không có văn phòng hoặc nhân viên toàn thời gian trong nước.

Một số chuyên gia cho rằng mục tiêu của Facebook ở Việt Nam là duy trì dịch vụ ở một quốc gia có dân số gần 100 triệu và thống trị thị trường Internet tiêu dùng để không cho các đối thủ cạnh tranh có thể chen chân vào.

===== 23/10 =====

Cộng sản Việt Nam phóng thích Việt kiều Mỹ Michael Minh Phương Nguyễn

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã phóng thích công dân Hoa Kỳ Michael Phương Minh Nguyễn sau khi giam giữ hơn hai năm. Ông đã đoàn tụ với gia đình ở California hôm 23/10 vừa qua.

Ông Michael Phương Minh Nguyễn bị bắt giữ vào đầu tháng 7 năm 2018 tại Sài Gòn cùng với hai nhà hoạt động ở địa phương là Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” và sau đó kết án 3 người với mức án lần lượt là 12 năm, 10 năm và 8 năm.

Theo cáo trạng, cả 3 bị cáo buộc có kế hoạch lập nhóm “Quốc nội quật khởi” nhằm lật đổ chế độ cộng sản, dự định kêu gọi biểu tình kết hợp làm kẹt xe. Họ cũng bị quy kết mua sắm vũ khí để chống trả lại cơ quan chức năng, chuẩn bị lương thực và nơi lẩn trốn để sử dụng trong thời gian dài.

Sau khi ông Michael Phương Minh Nguyễn bị bắt, vợ ông là bà Helen Nguyễn đã điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về tình trạng của chồng bà bị giam giữ và xét xử không công bằng ở Việt Nam. Nhiều dân biểu HoaKỳ cũng đã lên tiếng phản đối vụ bắt giữ và kết án tù ông Michael Phương Minh Nguyễn của nhà cầmquyền cộng sản Việt Nam và kêu gọi chính phủ của Tổng thống Donald Trump gây sức ép lên phía Hà Nộiđể trả tự do cho ông. Họ cho rằng Hà Nội kết án ông với bản án nặng nề vì muốn răn đe những người Mỹ gốc Việt khác có ý định về Việt Nam để truyền đạt những tư tưởng mà cộng sản Việt Nam cho là “cực đoan” như dân chủ và nhân quyền.

Hai bạn trẻ Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi vẫn còn bị giam giữ trong điều kiện vô cùng hà khắc ở Việt Nam.

==============================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây