Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 50 từ ngày 13/12 đến ngày 20/12/2020: Nhà hoạt động Trần Đức Thạchbị kết án 12 năm tù giam

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 20/12/2020

 

Vào ngày 15/12, trong phiên xét xử sơ thẩm ngắn chỉ kéo dài ba giờ, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh của Việt Nam đã kết tội nhà hoạt động nhân quyền và nhà hoạt động dân chủ Trần Đức Thạch về tội danh “lật đổ chính quyền” do là thành viên của Hội Anh em Dân chủ.

Lờ đi lời bào chữa của luật sư Hà Huy Sơn cho rằng thân chủ của mình vô tội, tòa án đã tuyên phạt nhà hoạt động 68 tuổi với mức án nặng nề 12 năm tù và 3 năm quản chế.

Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định mở lại phiên sơ thẩm vào ngày 5/1 năm sau để xét xử 3 thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) – Chủ tịch Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Tường Thụy và biên tập viên Lê Hữu Minh Tuấn về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo khoản 2 Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Bộ ba đối mặt với án tù từ 7 đến 12 năm tù, thậm chí 20 năm nếu bị kết tội.

Vào ngày 16/12, các nhà chức trách của thành phố Cần Thơ đã bắt giữ Trương Châu Hữu Danh, một Facebooker nổi tiếng với 168.000 người theo dõi, với cáo buộc “lợi dụng tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. Facebooker 38 tuổi tích cực đưa tin về việc lạm dụng nhân quyền trong một số trường hợp, bao gồm cả bản án tử hình bất công đối với Hồ Duy Hải. Ông là một trong những nhân vật tích cực nhất phản đối việc thu phí đường bộ trái phép của các trạm thu phí BOT đặt sai vị trí.

Công an thành phố Hà Nội của Việt Nam đã triệu tập nhà hoạt động dân chủ và bảo vệ nhân quyền hàng đầu tại địa phương, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, để thẩm vấn ông về các hoạt động hỗ trợ của ông dành cho các nhà hoạt động gặp rủi ro trên toàn quốc. Theo bài viết của ông trên Facebook, công an Hà Nội đã triệu tập ông ba lần trong các ngày 9-15/12 với yêu cầu ông có mặt tại Văn phòng Cơ quan An ninh Điều tra để thẩm vấn. Trong lần cuối cùng, chúng yêu cầu ông có mặt vào sáng 18/12. Tuy nhiên, ông từ chối yêu cầu của chúng.

Vào thứ Hai tuần sau, cơ quan chức năng thành phố HCM sẽ tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử hai Facebooker Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thường với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. Phiên tòa, ấn định vào ngày 7/12, đã bị đình chỉ do sức khỏe không tốt của ông Thường. Hai Facebooker đã bị bắt vào giữa tháng 6 do vai trò quản trị viên của họ trong một nhóm mở trên Facebook, trong đó những người tham gia thảo luận về các vấn đề kinh tế xã hội của đất nước.

Ngày 14/12, Phóng viên không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đưa ra báo cáo cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới giam giữ nhiều nhà báo và Facebooker nhất, cùng với Trung Quốc, Ai Cập, Ả Rập Xê Út và Syria. Cụ thể, Việt Nam có bảy nhà báo và 21 Facebooker đang bị giam giữ, và được liệt kê ở vị trí thứ 175 trong số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2020 của RSF.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cũng đã liệt Việt Nam vào danh sách những nhà tù lớn nhất toàn cầu đối với các nhà báo với 15 nhà báo bị bỏ tù.

Và một số tin quan trọng khác

===== 13/12 =====

Ba tù nhân lương tâm đang tuyệt thực trong Trại giam Ba Sao

Ba tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng, Hồ Đức Hòa và Lê Thanh Tùng đang tuyệt thực trong Trại giam Ba Sao (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) để phản đối tình trạng giam giữ hà khắc.

Thông tin trên được tù nhân Phan Kim Khánh nói với gia đình ông trong lần gặp mặt tại trại giam ngày 10/12. Nguyên nhân cụ thể là phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường trong trại giam, do những đám khói đốt rác của cư dân xung quanh, và các bữa cơm khi hôi khi khét, không thể ăn được.

Vào ngày 09/12, khi gia đình ông ông Lê Đình Lượng đến thăm ông nhưng quản giáo không cho gặp mà không nói rõ lý do.

Ông Hồ Đức Hòa bị bắt giam vào năm 2013 cùng với 14 thanh niên Công giáo và Tin lành, sau đó bị tuyên án 13 năm tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.” Ông Hòa hiện mắc nhiều chứng bệnh như đau dạ dày, bệnh trĩ, cao huyết áp và phong thấp, và có thể là đang bị ung thư gan.

Quản giáo trại giam Ba Sao đã đe doạ gia đình ông Phan Kim Khánh khi ông nhắc đến cuộc tuyệt thực của 3 tù nhân lương tâm nói trên.

===== 14/12 =====

RSF nói Cộng sản Việt Nam bỏ tù nhiều nhà báo

Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF) nói nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới, với 7 nhà báo chuyên nghiệp và 21 bloggers đang bị giam cầm.

Theo thống kê thường niên của RSF công bố ngày 14/12, cộng sản Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia cầm tù nhiều nhà báo nhất. Các quốc gia còn lại là Trung Cộng, Ai Cập, Ả Rập Saudi và Syria. Tổng số nhà báo bị cầm tù ở 5 quốc gia này chiếm 61% tổng số nhà báo bị giam cầm trên thế giới.

Cụ thể, Trung Cộng đứng đầu với số lượng 117 nhà báo bị bỏ tù trong khi cộng sản Việt Nam đứng thứ 4, sau Ả Rập Saudi và Ai Cập, với 28 nhà báo – gồm cả chuyên nghiệp và tự do. Cộng sản Việt Nam bị xếp hạng 175 trong tổng số180 nước trên thế giới về Chỉ số Tự do Báo chí của RSF năm 2020.

Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) cũng công bố báo cáo trong đó nói rằng Việt Nam là một trong những nhà tù lớn nhất trên thế giới đối với nhà báo và Facebooker.

Tuần trước, CIVICUS, một liên minh toàn cầu của các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động nhằm tăng cường hành động của công dân và xã hội dân sự, đã nói rằng “ở Việt Nam, nơi không gian dân sự bị đánh giá là ‘đóng cửa’… nhà cầm quyền tiếp tục sách nhiễu những người chỉ trích chế độ độc đảng, bắt giữ và bỏ tù nhiều người hoạt động, blogger và Facebooker.

Cũng vào tuần trước, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) công bố một báo cáo trong đó nói rằng môi trường nhân quyền trực tuyến đang xấu đi ở quốc gia ở Việt Nam. ICJ kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện các biện pháp nhanh chóng để cải cách luật pháp và thực tiễn của mình đối với việc sử dụng Internet và ngăn chặn sự gia tăng vi phạm nhân quyền của các cá nhân trên mạng.

===== 15/12 =====

Nhà hoạt động Trần Đức Thạch bị kết án 12 năm tù giam, 3 năm quản chế

Trong một phiên toà kéo dài chỉ 3 giờ đồng hồ sáng ngày 15/12, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết án nhà bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và phải nhận hình phạt 12 năm tù giam cùng 3 năm sau khi ông chấp hành xong án tù.

Ông Thạch, một cựu quân nhân thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam và từng là hội viên Hội Nhà văn tỉnh Nghệ An, đã viết hàng trăm bài thơ, một tiểu thuyết và nhiều bài báo, đa số lên án nạn tham nhũng, bất công và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Ông bị bắt vào tháng Tư vừa qua vì liên quan đến Hội Anh em Dân chủ, một tổ chức bị đàn áp khốc liệt từ cuối năm 2015.

Ông bị cáo buộc soạn và đăng nhiều bài viết bị xem là “xuyên tạc các sự kiện kinh tế, chính trị xã hội; bôi nhọ, xúc phạm các lãnh đạo” của đảng và nhà nước trên trang Facebook trùng tên với ông từ từ tháng 5 năm 2019 đến đầu tháng 3 năm 2020.

Luật sư bào chữa Hà Huy Sơn trình bày các lập luận tại tòa, chỉ ra rằng “không có căn cứ” để khép tội ông Thạch, nhưng tòa không chấp nhận.

Cuối tháng trước, tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hủy bỏ mọi cáo trạng đối với nhà thơ-nhà văn bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch và yêu cầu trả tự do cho ông ngay lập tức.

===== 16/12 =====

Nhà báo tự do Trương Châu Hữu Danh bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”

Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin nhà chức trách thành phố Cần Thơ đã bắt giữ nhà báo tự do và Facebooker Trương Châu Hữu Danh với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.

Dẫn nguồn tin từ công an Cần Thơ, báo chí đưa tin ông Danh, 38 tuổi, sẽ bị tạm giam 3 tháng để điều tra về các bài báo có nội dung “chống phá chế độ.” Ông phải đối mặt với mức án từ 3 năm đến 7 năm tù giam nếu bị kết tội.

Ông Danh từng làm phóng viên cho một số tờ báo trong nước. Ông cũng là một thành viên tích cực cùng với một số người trực tiếp đến phản đối việc thu phí không hợp lý của một số trạm thu phí BOT bị cho là đặt không đúng vị trí.

Ông còn là một trong những thành viên sáng lập Báo Sạch, hiện trang Fanpage của Báo Sạch có hơn 100 ngàn lượt thích và là một trong những nơi đưa tin tích cực nhất trong vụ án oan của Hồ Duy Hải. Trang Facebook cá nhân của ông có 168.000 người theo dõi và hàng nghìn người tương tác mỗi ngày về các vấn đề tham nhũng và lạm quyền của viên chức chế độ cộng sản cũng như bất công trong xã hội.

Trong báo cáo về tình trạng kiểm duyệt của Facebook công bố đầu tháng này, Ân xá Quốc tế có nhắc đến ông như là một nhà báo tự do nổi tiếng của Việt Nam.

Theo hai tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Ký giả Không Biên giới (RSF), cộng sản Việt Nam cùng Trung Cộng và Bắc Hàn là các quốc gia giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế giới. Việt Nam bị xếp vào vị trí 175 trong tổng số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Toàn cầu của RSF năm 2020.

===== 17/12 =====

Vụ án Đồng Tâm: Ông Lê Đình Công cương quyết không nhận tội

Trong lời nhắn gửi với luật sư của mình, ông Lê Đình Công, con trai cụ Lê Đình Kình, khẳng định là dù có bị đánh đến chết cũng cương quyết không nhận các tội danh mà bạo quyền Hà Nội áp đặt cho ông trong vụ csvn tấn công thảm sát ở xã Đồng Tâm vào đầu năm 2020.

Như tin đã loan, trong phiên xử vào ngày 14/9 vừa qua, ông Lê Đình Công bị bạo quyền Hà Nội tuyên án tử hình về tội giết người. Trong buổi gặp gỡ nữ luật sư Phạm Lệ Quyên trong trại giam, ông Công cho biết là bị công an ép buộc phải nhận tội trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới. Tuy nhiên, ông tuyên bố là dù có bị đánh chết, ông cũng không nhận tội danh nói trên.

Luật sư Phạm Lệ Quyên cho biết là mặc dù sức khỏe suy yếu nhưng ông Công vẫn rất minh mẫn. Ông gửi lời đến người thân là ông sẽ không khuất phục và vẫn rất đau lòng về cái chết của cụ Lê Đình Kình.

Cần nói thêm, người em trai của ông Công là Lê Đình Chức cũng bị tuyên án tử hình trong phiên tòa gây phẫn nộ dư luận vào ngày 14/9 vừa qua. Con trai ông Công là Lê Đình Doanh bị kết án chung thân.

———————-

Tù nhân lương tâm Bùi Văn Thâm được Dân biểu Đức bảo trợ

Tù nhân lương tâm Bùi Văn Thâm, một tu sĩ Phật giáo Hòa hảo, vừa được ông Martin Patzelt, một dân biểu của Liên bang Đức, chính thức bảo trợ theo chương trình “Nghị sĩ Bảo trợ Nghị sĩ.”

Việc bảo trợ nói trên có ý nghĩa rất to lớn trong cuộc vận động trả tự do cho ông Thâm, người bị bạo quyền cộng sản Việt Nam tuyên án 6 năm tù với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” vào năm 2018. Ông Bùi Văn Trung, cha ông Thâm, cũng bị kết án 6 năm tù với cáo buộc trên. Hai cha con đã bị bắt giam vào tháng 6 năm 2017 sau khi tổ chức lễ giỗ Đức Huỳnh giáo chủ.

Trong thông báo, dân biểu Patzelt viết rằng “Vì tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, tôi đã nhận lời bảo trợ cho ông Bùi Văn Thâm 33 tuổi, một tín đồ Phật giáo Hòa hảo” theo chương trình “nghị sĩ bảo trợ nghị sĩ” của Quốc hội Liên bang Đức. Ông nói thêm là ông Thâm đang trải qua bản án 6 năm tù một cách oan ức trong trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa

Chính vì thế, ông Patzelt kêu gọi phải trả tự do ngay lập tức cho ông Thâm và trong thời gian chờ đợi, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải bảo đảm là ông Thâm được chăm sóc sức khỏe một cách đầy đủ, phải cho phép gia đình được thăm nuôi để cải thiện thức ăn.

===== 18/12 =====

Cộng sản Việt Nam xét xử 3 thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ngày 05/01

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm vào ngày 05/01 năm tới để xét xử 3 thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, với mức án cao nhất có thể lên đến 20 năm tù.

Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ xét xử các ông Phạm Chí Dũng- chủ tịch hội, Nguyễn Tường Thuỵ- phó chủ tịch và biên tập viên Lê Hữu Minh Tuấn. Ông Dũng bị bắt vào tháng 11 năm ngoái, ông Thuỵ bị bắt vào tháng Năm năm nay còn ông Tuấn bị bắt giữ sau đó một tháng. Họ đều bị biệt giam từ khi bị bắt, và mới được gặp luật sư để chuẩn bị bào chữa vào tháng trước.

Một số thân nhân của 3 nhà báo cùng một số nhà hoạt động ở Sài Gòn bị mời tham dự phiên toà với tư cách người làm chứng.

Vụ bắt giữ và xét xử 3 ông là một phần thuộc chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến và tự do báo chí trước đại hội toàn quốc của đảng cộng sản cầm quyền dự kiến vào cuối tháng 1 năm tới. Nhà cầm quyền cộng sản không muốn bất cứ tiếng nói độc lập nào trong thời gian chuẩn bị đại hội để bầu ban lãnh đạo cho 5 năm tới.

Vào đầu tháng này, Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp cộng sản Việt Nam vào nhóm 5 quốc gia kẻ thù lớn nhất trên thế giới của tự do báo chí. Hiện nay, Hà Nội hiện đang giam giữ 29 nhà báo độc lập và Facebooker, những người đã dũng cảm cất lên tiếng nói phản đối bất công, tham nhũng, vi phạm nhân quyền và nhiều vấn đề mang tính hệ thống ở Việt Nam.

===== 19/12 =====

Nhiều dân biểu Hoa Kỳ thúc giục áp dụng luật Magnitsky trừng phạt 8 công an Việt Nam tra tấn tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá

Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin một nhóm 8 dân biểu Liên bang Hoa Kỳ trong tuần qua kêu gọi Bộ Ngoại giao và BộTài chính Mỹ thực hiện các chế tài cấm vận của Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với những công an cộng sản tỉnh Hà Tĩnh tham gia tra tấn nhà báo Nguyễn Văn Hoá, người đang thụ án tù 7 năm sau khi bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” năm 2017.

Khi còn tự do và cộng tác với RFA, vào tháng 11 năm 2016, nhà báo Nguyễn Văn Hoá đã bị an ninh Hà Tĩnh đánh đậpvà tịch thu thiết bị. Sau khi bị bắt giữ, anh lại bị tra tấn, ép phải ký biên bản hỏi cung.

Trong bức thư gửi Bộ Ngoại giao và Tài chính Mỹ, 8 Dân biểu Hoa Kỳ đã nêu tên 8 công an cộng sản ở Hà Tĩnh đãtham gia tra tấn Nguyễn Văn Hoá, trói tay treo anh lên trần nhà để ép cung: đại tá Nguyễn Anh Tuấn, đại uý Nguyễn Văn Sáng, trung uý Lê Anh Đức, đại uý Trần Anh Đức, đại tá Nguyễn Huy Chương, thiếu tá Trương Quang Quốc, thiếu uý Bùi Xuân Đạt, và đại uý Nguyễn Đình Đức.

Các Dân biểu Alan Lowenthal, Lou Correa,  Deb Haaland, Ro Khanna,  Barbara Lee, James P. McGovern, Katie Porter, và Harley Rouda cho rằng Việt Nam đã gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến trong nhiều năm gần đây và vì vậy “Hoa Kỳ cần gửi thông điệp mạnh mẽ rằng gia tăng thương mại và tăng trưởng kinh tế sẽ không đến bằng cái giá của dân chủ và tự do.”

=====================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây