Việt Nam: một mô hình Moire

đcs

Giới quan sát quốc tế nghiên cứu đại hội Đảng các dấu hiệu phe này hay phe khác sẽ dành vị trí lãnh đạo. Trong vài tuần tới, người ta mong đợi đọc được các bài viết vềnhững người thân phương Tây chế ngự phe ủng hộ Trung quốc, hoặc ngược lại. Tính tự đại về những khác biệt nhỏ nhoi đã bị hiểu nhầm. Khoảng 4,5 triệu Đảngviên muốn phần chia của họ. “Nó giống như xem người đánh nhau trong chăn,” nhà thơ Việt Nguyễn Quốc Chánh nói về cuộc họp kín của giới cộng sản cai trị Việt Nam.

IJAVN | 23-01-2016

Phương Thảo (VNTB/ Foreignpolicy) Việt Nam là một mô hình Moire: nheo mắt nhìn ở chỗ này bạn sẽ thấy một xã hội đầy khát vọng hướng về tương lai. Nheo mắt nhìn chỗ khác, và bạn thấy một quản giáo lỗi thời dành cho bất cứ ai không đồng tình với đường lối của đảng. Sự vận động rực rỡ tập trung vào các bãi biển đáng yêu, thực phẩm, và sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến du lịch. Các phóng viên nhân quyền tập trung vào các hình thức bạo lực. Vâng, đất nước này cởi mở với phương Tây và phát triển nhanh chóng.

Và dù cho tất cả sự quyến rũ đầy ánh nắng – Việt Nam là một nền văn hóa hoang tàn. Sự kiểm duyệt đã bịt miêng hay đày ải những nghệ sĩ hạng nhất của quốc gia.Các nhà văn và nhà thơ nổi bật của Việt Nam không còn viết, trừ những người đang lưu hành tác phẩm thông qua việc phát hành ngầm. Báo chí là doanh nghiệp tham nhũng thuộc quyền kiểm soát của chính phủ. Nhà xuất bản cũng vậy. Nghiên cứulịch sử thì quá nguy hiểm. Tự do tôn giáo, tư tưởng, ngôn luận – các bộ trưởng thông tin tuyên truyền ngăn chặn hết tất cả.

Từ 20-ngày 28 tháng 1, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang tổ chức kỳ họp quay thịt lợn mỗi năm năm lần thứ 12 hay còn được gọi là Đại hội Đảng toàn quốc.Đâu chừng 1.500 đảng viên sẽ tập trung tại Hà Nội để thông qua kế hoạch kinh tế năm năm và phê duyệt một loạt các ứng cử viên đề nghị cho Ủy ban của Đảng Trung ương, gồm 16 thành viên tinh nhuệ của Bộ Chính trị và tổng bí thư (ngườiquan trọng nhất). Tham nhũng từ trên xuống dưới, bộ máy cồng kềnh cùng với sự cống hiến hết mình cho chủ nghĩa xã hội và tìm kiếm đặc lợi, ĐCSVN tiếp tục bẻ quặt tay của chính phủ, quân đội, truyền thông, và 93 triệu người Việt Nam. “Chủ nghĩa Mác cần một nhà độc tài,” nhà văn tỵ nạn Nga Vladimir Nabokov nhận định, “và một nhà độc tài cần một cảnh sát chìm, và đó là dấu chấm hết.”

Đánh nhau trong chăn

Giới quan sát quốc tế nghiên cứu đại hội Đảng các dấu hiệu phe này hay phe khác sẽ dành vị trí lãnh đạo. Trong vài tuần tới, người ta mong đợi đọc được các bài viết vềnhững người thân phương Tây chế ngự phe ủng hộ Trung quốc, hoặc ngược lại. Tính tự đại về những khác biệt nhỏ nhoi đã bị hiểu nhầm. Khoảng 4,5 triệu Đảngviên muốn phần chia của họ. “Nó giống như xem người đánh nhau trong chăn,” nhà thơ Việt Nguyễn Quốc Chánh nói về cuộc họp kín của giới cộng sản cai trị Việt Nam.

Vâng, ĐCSVN đã phát triển kể từ khi thống nhất đất nước năm 1975. Đối mặt vớinạn đói ở nông thôn, Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 đã từ bỏ nền kinh tế kiểu Xô Viết đề chuyển qua nền kinh tế thị trường chủ nghĩa xã hội. ĐCSVN cho phép thị trường tự do phát triển mạnh ở dưới đáy xã hội và khuyến khích ” các nhà tư bản đỏ” nổi lên ở giữa, trong khi họ dành vị trí trên cùng của xã hội cho các ngành đóng tàu, ngân hàng, khai thác mỏ, và các doanh nghiệp nhà nước.

Cùng với những cải cách kinh tế là giai đoạn cải cách văn hóa ngắn gọn. Mạng lướigiám sát nhà nước xám xịt đã được nhấc lên đủ thời gian để cho bốn tác giả hậu chiến lớn xuất bản tác phẩm nổi tiếng nhất của họ: truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (“Tướng về hưu”) và nhà văn Bảo Ninh (Nỗi Buồn Chiến Tranh), Dương Thu Hương (Tiểu thuyết Không Đề), và Phạm Thị Hoài (Thiên Sứ). Nhưng màn lưới màu xám đã lại chụp lại vào năm 1991, khi cảnh sát văn hóa khám xét nhà của ôngThiệp và phá hủy bản thảo của ông. Kể từ đó, Thiệp và Bảo Ninh đã sống cách ly,xuất bản các tác phẩm đã được qua kiểm duyệt của đảng. Sau khi trải qua mười tám tháng tù vào năm 1991, bà Hương hiện đang sống ở Paris, và bà Hoài đang sống lưu vong ở Berlin.

Việc sửa sai của ĐCSVN diễn ra sau khi khôi phục mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1995 và Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007. Sau đó mở một cái đầu ra cho đầu tư nước ngoài mà sau đó một năm đã bị bốc hơi trong cuộc Đại Suy thoái. Quên đi mất những gì đã xảy ra, ĐCSVN tiếp tục bơm tiền vào các doanh nghiệp nhà nước. Điều này đã gây ra nạn lạm phát tăng vọt lên tới 60% một năm, một bong bóng tài sản đó đã bị vỡ một cách nhanh chóng cùng với phá sản của các doanh nghiệp nhà nước khác nhau, bao gồm cả các công ty đóng tàu quốc gia, Vinashin, bị chìm dưới món nợ 4,5 tỷ đô la.

Vụ bê bối này là gần như đủ lớn để lật đổ Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam.Ông Dũng ng đã được tay chân của ông ta trong Bộ Chính trị cứu vớt và bắt đầu vận động cho cho chức vụ cao nhất là tổng thư ký, nhưng ông ta dường như đã thất bại trong nỗ lực này. Trong thực tế, Việt Nam vào lúc này dường như được trải qua một loại của cuộc đảo chính chuyển động chậm chạp khi ông Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổingười cầm đầu hiện nay của ĐCSVN – mặc dù theo luật đã tới tuổi về hưu – đang chạy đua để duy trì quyền lực, ít nhất thêm một vài năm.

Bài Trung và cơ hội TPP

Bên cạnh ĐCSVN, một sự việc lặp đi lặp lại khác ở Việt Nam là ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong năm 2008, Tổng công ty Nhôm lớn của Trung Quốc đã có đặcquyền khai thác bauxite ở cao nguyên trung phần Việt Nam. Năm tiếp theo, Bắc Kinh khơi dậy sự bành trướng bá quyền trên Biển Đông. Đến năm 2014, Bắc Kinh đã cho một giàn khoan dầu vào vùng biển xa bờ của Việt Nam và xây dựng đường băng máy bay trên các đảo nhân tạo. (Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh về việc đưa giàn khoan dầu trở lại vào vùng biển Việt Nam chỉ vài ngày trước khi bắt đầu đại hội đảng.) Tinh thần bài Trung Quốc lại sôi sục khi không còn bị lực lượng cảnh sát Việt Nam kiềm chế. Trong tháng 5 năm 2014, hàng trăm nhà máy được cho là thuộc sở hữu Trung Quốc đều bị cướp hoặc bị đốt cháy làm 21 người chết. Không có gì đáng ngạc nhiên khi phe thân Trung Quốc của Việt Nam đang ở vế lép.

Chưa hết, tinh thần bài Trung Quốc đã không làm cho ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam giảm đi. Trung Quốc tiếp tục xây dựng các hòn đảo, khai thác dải cao nguyên, và làm bất cứ điều gì cần thiết khác để giữ cho chú em Việt Nam an toàn trong quỹ đạo của người anh lớn Trung Quốc. Vì vậy, sự liên minh chặt chẽ là sự ngạc nhiên cho phần lớn người Việt – một cái gì đó được gọi là Hiệp định Thành Đô – họ tin rằng đất nước của họ đã thực sự thuộc sở hữu của Trung Quốc. (Người ta tin rằng tại một cuộc họp bí mật năm 1990 tại Thành Đô, Trung Quốc, ĐCSVN đã tựbán thân cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhằm hoán đổi món tiền hối lộ khổng lồ cho dầu hỏa ngoài khơi, bauxite, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.)

Hà Nội làm tốt hơn trong quan hệ với Hoa Kỳ so với mối quan hệ với người láng giềng khổng lồ phương bắc. ĐCSVN sẽ có khả năng thực hiện các quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại gồm 12 nước đã được ký tắt vào tháng Mười. Được Washington thiết kế một bức tường thương mại màu xanh lá cây nhằm ngăn chặn làn sóng đỏ của Trung Quốc, TPP cung cấp một vận may bất ngờ đầy tiềm năng cho Việt Nam. Thỏa thuận này có một số quy định khó chịu liên quan đến quyền lao động, nhưng Hà Nội có thể sẽ bỏ qua những điều này – giốngnhư các giao thức quốc tế khác mà họ đã ký kết và tăng vọt. Việt Nam đứng gần cuối của mỗi các bảng chỉ số về quyền con người. Họ có nhiều tù nhân chính trị nhấttheo bình quân đầu người của bất kỳ quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á, nhưng họ vẫn khệnh khạng như một con công để có được một chân trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ai sẽ là người quan tâm đến việc có phải một vài nhàtổ chức lao động đang bị giam giữ cùng với 300 tù nhân chính trị khác của Việt Nam hay không?

Sau khi TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ tấn công vào Hoa Kỳ và Liên Minh châu Âuđể từ bỏ nền kinh tế “phi thị trường”. (“Nền kinh tế thị trường” được bảo vệ tốt hơnnhằm trước các vụ kiện chống phá giá). Đây là một vấn đề lớn đối với Việt Nam, mà họ hy vọng rằng TPP sẽ mở ra thị trường Hoa kỳ cho các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có một mục trên mà hai nước đã tranh cãi nhiều năm qua – cá da trơn. Vàotháng Bảy, để bôi trong cho hiệp định thương mại này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tới Nhà Trắng cho cái gọi là một “cuộc gặp lịch sử thật sự.” Và tại sao là chuyến thăm đầu tiên này của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tới Nhà Trắng lại “có tính lịch sử”? Bởi vì “Nhà Trắng hiểu rõ cấu trúc chính trị của Việt Nam và sự lãnh đạo của đảng” – do đó việc thừa nhận Đảng theo như ý ông Trọng.

Hoang tàng đổ nát…

Tuyên giáo Trung ương có các xúc tu vượt qua Bộ Thông tin và Truyền thông đề đến tận “cục an ninh” PA 25 – và từ đó vào tận mọi ngóc nghách để điều khiển các phương tiện truyền thông tại Việt Nam. Trong một báo cáo tháng 9 năm 2013, với vị trí đứng đầu kiểm duyệt ở Việt Nam, ông Trọng chịu trách nhiệm việc điều hành những gì các phóng viên báo chí giám sát thuộc tổ chức Phóng viên Không Biên giới gọi là một “nhà nước xã hội đen” với đầy đủ “các làn sóng bắt bớ, các phiên tòa,đánh đập và quấy rối.” “Riêng trong năm 2012,” theo một bài báo tháng bảy 2015 của tổ chức này, tay sai tư pháp của ông Trọng” đã truy tố không hơn 48 blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền, kết án họ tổng cộng 166 năm tù giam và 63 năm quản chế. ”

Việc vận động rực rỡ sẽ cho rằng việc trao đổi như thế này là gieo hoang mang. Thật vậy, việc này có vẻ lỗi thời, giống như những gì của cỗ máy thời gian trongnhững năm 1950. Nhưng những tin tức từ Việt Nam là đáng báo động. Tin tức ấyđáng báo động đối với Việt Nam, vốn phải đối phó với đống đổ nát văn hóa này, và cũng đáng báo động cho tất cả chúng ta, những người đang đối mặt với áp lực của kiểm duyệt trong xã hội, sự gia tăng của việc theo dõi hàng loạt, và ưu thế của các lợi ích thương mại nhằm loại trừ tất cả các giá trị khác. Từ quan điểm này, Việt Nam không phải là một cỗ máy thời gian quá khứ, mà là một cửa sổ vào tương lai. Người ngoài cuộc kỳ cục này có lẽ nào có thể trở thành người bình thường kiểu mới?

Một điều chúng ta đã biết về đại hội đảng lần thứ 12 của Việt Nam là họ sẽ khôngngăn chặn sự tàn bạo của cảnh sát. Vào ngày đầu tháng, cảnh sát mặc thường phụcđã đánh nhà vận động nhân quyền và luật sư Nguyễn Văn Đài bằng các thanh sắt. Mười ngày sau đó, ông Đài đã bị bắt trên đường đến gặp đại biểu Liên minh châu Âu ở Hà Nội nhân các đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ thứ năm. Blogger nổi tiếng nhất của đất nước và nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (hay còn gọi là Anh Ba Sam) hiện đang ở trong tù, với tội danh “lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước.” Vụ xử ông Vinh, trước đây dự kiến ​​sẽ tiến hành vào ngày 20 tháng 1 – cùng ngày với Đại hội Đảng – đã bị hoãn lại vô thời hạn.

Một nền tảng văn hóa của một nhà nước cảnh sát đánh đập những người ủng hộ dân chủ bằng thanh sắt, Việt Nam được là một diễn viên tệ hại vì nhiều người muốn làmviệc với các công dân dám nghĩ dám làm , hay tận hưởng những thú vui của đất nước. Việt Nam sẽ đón khách du lịch và mặc cả về tài chính toàn cầu và chủ nghĩa tư bản xuyên quốc gia , những điều này không có vấn đề. Nhưng nếu bạn muốn đi ăn cỗ, hãy quên đi. Bữa cỗ chỉ dành cho Đảng viên.