HRW: yêu cầu Ngoại Trưởng Nhật Kono thảo luận về Nhân quyền với Việt Nam

Human Rights Watch, ngày 09/9/2018
(Bản dịch của Phương Thảo, VNTB)

Ngày 9 tháng 9 năm 2018, Brad Adams thuộc Tổ chức Quan sát Nhân quyền Thế giới (HRW) đã gởi thư ngỏ cho Ngoại trưởng Nhật Kono trước thềm chuyến công du của Kono đến Việt Nam trong tuần tới.

Qua bức thư này, HRW thúc giục Ngoại trưởng Nhật nâng cao mối quan tâm về nhân quyền trong chuyến công du và gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội vào ngày 13 tháng 9. HRW nêu rõ mong muốn ngài Kono công khai đề cập các trường hợp tù nhân chính trị và truyền đạt mạnh mẽ việc Quan hệ Nhật – Việt sẽ đòi hỏi những cải tiến đối với hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

HRW nêu rõ hồ sơ nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam khi họ hạn chế các quyền tự do cơ bản về biểu hiện, lập hội, hội họp và tôn giáo, sở hữu và kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông trong nước cũng như kiểm duyệt Internet. Ngoài ra Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo tất cả các tổ chức công và sử dụng chúng để duy trì quyền lực; bầu cử tự do và công bằng chưa bao giờ được thực thi kể từ năm 1954. Bên cạnh đó là việc không có quá trình dân chủ thực sự ở Việt Nam; đại biểu Quốc hội gần như toàn là đảng viên do chính đảng lựa chọn. Tòa án và tất cả các bộ đều thuộc quyền kiểm soát của đảng. Các tổ chức công đoàn độc lập bị cấm đoán và các tổ chức xã hội, các nhóm tôn giáo và xã hội dân sự bị quản lý chặt chẽ.

Ngoại trưởng Nhật Bản Kono

HRW nêu rõ Nhật Bản có vị trí độc đáo để khuyến khích chính phủ Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền với vị trí là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, và là một thị trường xuất khẩu lớn cho hàng hóa sản xuất của Việt Nam,

HRW cũng yêu cầu Kono tuyên bố rõ ràng và công khai với chính phủ Việt Nam rằng nếu hồ sơ nhân quyền của Việt Nam không bắt đầu cải thiện, Nhật Bản sẽ bắt đầu xem xét lại hỗ trợ tài chính cũng như quan hệ kinh tế, quân sự và an ninh với Việt Nam.

Có một số vấn đề nhân quyền cụ thể mà HRW yêu cầu Kono đề cập bao gồm các giới hạn về tự do ngôn luận, biểu tình, hạn chế tôn giáo tín ngưỡng, giam giữ tù nhân chính trị và vi phạm quyền lao động. 

Về tù nhân chính trị, HRW đề nghị Ngoại trưởng Nhật nêu công khai vấn đề tù nhân chính trị gồm có 130 người bị giam giữ vì ủng hộ dân chủ, nhân quyền mà chính phủ Việt Nam xem đó là vi phạm luật pháp và đe doạ an ninh quốc gia trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức. Đồng thời HRW cũng kêu gọi Kono lên tiếng nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả tù nhân lương tâm. 

Về việc đàn áp bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động, HRW đã liệt kê các trường hợp của Hua Phi và Nguyễn Thi Minh Hạnh tại tỉnh Lâm Đồng trong tháng 6 và 7; Phạm Đoan Tranh, Nguyễn Đăng Cao Đài và Nguyễn Tín trong buổi trình diễn văn nghệ tại TP HCM hồi tháng 8; Ngô Thanh Tú ở Khánh Hoà cũng trong tháng 8, Huỳnh Công Thuận ở TP HCM vào tháng 9. Tất cả các vụ khủng bố, hành hung này đều do công an mặc thường phục gây ra. 

Ngoài việc quản thúc tại gia hoặc tạm giam giữ các nhà hoạt động tham gia vào các cuộc biểu tình và các cuộc thảo luận nhân quyền chính phủ cũng đã cấm một số lượng lớn các nhà bất đồng chính kiến và các nhà bảo vệ nhân quyền đi ra nước ngoài. Vào tháng 5 năm 2018, cảnh sát đã ngăn cản nhà hoạt động nhân quyền của cha Đinh Hữu Thoại rời khỏi Việt Nam cho một chuyến đi cá nhân tới Hoa Kỳ. Vào tháng Tám, cảnh sát đã từ chối cấp hộ chiếu cho cựu tù nhân chính trị Lê Công Định mà không đưa ra lời giải thích.

Về cải cách luật, HRW yêu cầu Kono lên tiếng mạnh mẽ về về nhu cầu cải cách luật để hỗ trợ tự do ngôn luận, hội họp, hiệp hội và thông tin. Đồng thời đề nghị Kono bày tỏ mối quan ngại về các tác động có hại của Luật An ninh mạng đã được thông qua hồi tháng 6 năm 2018 và yêu cầu chính phủ hoãn việc áp dụng luật này cho đến khi có những thay đổi tiếp phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Về Quyền Lao động, Việt nam cần phải sửa đổi hoặc bãi bỏ các luật lao động liên quan hạn chế quyền tự do hiệp hội và quyền liên quan, và đảm bảo rằng luật lao động của Việt Nam tuân thủ đầy đủ các Công ước ILO. 97 và 98. 

Về tự do tông giáo và tín ngưỡng, ông Kono nên kêu gọi Việt Nam cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập tự do thực hiện các hoạt động tôn giáo và quản lý nội bộ của chính họ.