BẢN LÊN TIẾNG : GẠCH XÓA LÊN LÁ CỜ ĐỎ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐỘC TÀI, NHÀ NƯỚC PHI DÂN CHỦ LÀ VÔ TỘI

Ngày 01-09-2017 người bảo vệ nhân quyền, blogger Huỳnh Thục Vy đăng trên facebook cá nhân hình ảnh Thục Vy đứng bên cạnh lá cờ đỏ sao vàng bị nhòe bằng vết sơn trắng, với dòng chú thích: “Quốc gia Khánh tận! Có chi mà Lễ với Lạc. Formosa, nhiễm độc toàn diện, ung thư, thuốc giả, tù nhân lương tâm, vi phạm nhân quyền, cận cảnh mất nước… Phản đối lễ lạc bằng cờ đỏ sơn trắng.

Theo bản Kết luận điều tra số 46, ngày 16-10-2018 của Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc, Huỳnh Thục Vy bị khép tội “xúc phạm quốc kỳ” tại Điều 276, BLHS năm 1999 với hình phạt “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

          Xét rằng:

          Thứ nhất,

Biểu đạt hình tượng là hành vi bày tỏ quan điểm, ý kiến, cảm xúc mà không dùng từ ngữ để diễn đạt. Luật pháp thừa nhận lời nói, văn viết không chỉ là cách duy nhất để con người bày tỏ chính kiến. Một hành vi tự nó mang một thông điệp rõ ràng đến cho người xem thì đó là hành vi biểu đạt hình tượng, bao gồm các hành vi như mặc quần áo nào đó, hình nộm, treo hay vẫy cờ, mang biểu ngữ, hay tuần hành.

Quyền biểu đạt hình tượng đã được hiểu nằm trong phạm vi quyền tự do ngôn luận từ hơn 200 năm nay, nhưng nó không có nghĩa là tự do bày tỏ bất cứ thứ gì, bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Những hình tượng mang tính phỉ báng, vu khống, làm nhục, ấu dâm, kích động bạo loạn đều bị cấm đoán. Hình tượng với lời lẽ gây thù hằn, bạo lực cũng không được bảo vệ.

Một số hành vi dù có thể tạo ra hình ảnh phản cảm hay xúc phạm một thành phần nào đó trong xã hội nhưng cảm xúc đó tự nó không phải là lý do để bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận vì một xã hội bao dung.

Lá cờ nói chung là biểu tượng của độc lập, tự do. Đó chính là giá trị cốt lõi và tầm quan trọng của nó. Đó chính là những gì người dân đã chiến đấu và hy sinh. Sự xúc phạm quốc kỳ tồi tệ nhất chính là sự xúc phạm những giá trị mà lá cờ lấy làm biểu trưng; hay xem lá cờ như một vật linh thiêng, buộc người dân tôn thờ một cách vô tri vô giác, chỉ phục dịch cho một nhà nước bạo quyền.

Với trào lưu quyền con người nói chung ngày càng được tôn trọng trên thế giới, dù không phải là tất cả các nước, việc cho phép xúc phạm quốc kỳ của nước mình như một hành vi bày tỏ quan điểm chính trị ngày càng được đồng tình.

          Thứ hai,

Lá cờ đỏ sao vàng gắn liền với cuộc cách mạng cướp chính quyền của đảng cộng sản Việt Nam, nó vốn không phải là lá cờ do người dân chọn lựa ngay từ đầu và cho đến bây giờ. Nhà nước mà lá cờ đỏ sao vàng làm đại diện, là một nhà nước độc tài đảng trị, tước đoạt hầu hết các quyền tự do căn bản của công dân.

Bao che cho tập đoàn Formosa hủy diệt môi trường biển, làm hàng trăm ngàn ngư dân điêu đứng. Các vấn nạn xã hội đã trở thành nghiêm trọng, như trong thực phẩm bẩn, thuốc giả đã góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia có tỉ lệ chết vì bệnh ung thư cao nhất thế giới, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Trong số những cái nhất, nếu dựa trên dân số, thì Việt Nam có lượng tù nhân lương tâm thuộc hàng cao nhất trên thế giới.  Các vụ an ninh công an đánh dập người dân công khai, tra tấn đến chết trong đồn công an hay nơi giam giữ đã trở nên phổ biến. Trong khi Trung cộng bắn giết ngư dân, cướp tài sản, xây căn cứ quân sự trên hải đảo thuộc hải phận Việt Nam thì chính quyền lại im tiếng.

Với cách hành xử “hèn với giặc, ác với dân” như thế, việc bày tỏ sự phản đối là nghĩa vụ của công dân yêu nước. Hành vi gạch xóa trên lá cờ của đảng cầm quyền của Huỳnh Thục Vy không nhằm mục đích kích động người xem sử dụng bạo lực, tạo ra bạo loạn hay gây nguy hiểm an ninh công cộng. Hành vi ấy chỉ bày tỏ sự phản đối cao nhất sự thất bại của chính sách quản lý nhà nước.

          Do đó,

Chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức chính trị và cá nhân trong ngoài nước, đồng ký tên dưới đây kêu gọi hủy bỏ truy tố tội danh “xúc phạm quốc kỳ” đối với blogger bất đồng chính kiến Huỳnh Thục Vy, đồng thời kêu gọi nhà nước Việt Nam hãy truy tố Formosa và những kẻ đã bao che cho Formosa gây ô nhiễm biển, và chấm dứt đàn áp bắt bớ người bất đồng chính kiến.

          Việt Nam, ngày 20 tháng 10 năm 2018

          Tổ chức ký tên

1- Ban Bảo vệ Tự do Tín ngưỡng đạo Cao Đài, California, Hoa Kỳ. Đại diện: Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm.

2- Câu lạc bộ Khai dân trí. Đại diện: Ông Huỳnh Ngọc Tuấn.

3- Cộng đồng Người Việt Tự do Ottawa, Canada. Đại diện: Chủ tịch Haquyen Nguyen

4- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt, San Jose, Hoa Kỳ. Đại diện: Lưu Hoàn Phố, Thái Hằng

5- Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy, California, Hoa Kỳ. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân.

6- Đảng Dân Chủ Việt, Đại diện: Ông Nguyễn Thế Quang, Hoa Kỳ

7- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.

8- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.

9- Hội Pháp Việt Tương Trợ AFVE, Paris. Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang

10- Lương tâm Công giáo. Đại diện: Bà Cao Thị Tình

11- Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Đại diện: Thạc sỹ Vũ Quốc Ngữ, 

12- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải, Lm Nguyễn Công Bình.

13- Nhóm Yểm trợ Bns Tự do Ngôn luận (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Nguyễn Văn Lợi.

14- Phong trào Đồng tâm We Are One, Melbourne Úc châu. Đại diện: Nguyễn Việt Hưng 

15- Phong trào Thăng tiến Việt Nam. Đại diện: Hoàng Lê Hy Lai & Nguyễn Trung Kiên.

16- Quỹ Tù nhân Lương tâm, Úc châu. Đại diện: Ông Phùng Mai.

17- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.

18- Tập hợp Quốc dân Việt. Nối Kết viên: Lm Nguyễn Văn Lý,

 

          Cá nhân ký tên

1- Bình Mai, Kỹ sư, Sài Gòn 

2- Bùi Quang Vơm, Kĩ sư, Paris, Pháp.

3- Đào Thu Huệ, Giảng viên, Hà Nội

4- Đặng Văn Tiến, Kỹ thuật, Sài Gòn

5- Đinh Thị Hường, Nghề tự do, Hải Phòng.

6- Hiệp Tăng, Kỹ sư, Canada

7- Hồ Việt, Giáo viên nhạc-họa, Đà Nẵng

8- Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo độc lập, Hà Nội

9- Lê Thúy Bảo Nhi, Chuyên viên tâm lý, Sài Gòn

10- Lê Hồng Thắng, Bảo vệ ngân hàng, Huế

11- Lê Văn Ý, Nguyên Sỹ quan Hàng hải, Hoa Kỳ.

12- Lư Văn Bảy, Cựu Tù nhân Lương tâm, Kiên Giang

13- Lý Thanh Liêm, Kỹ thuật viên, Texas, Hoa Kỳ.

14- Ngô Thị Xuân Phươn,g Hưu trí. Đà Nẵng

15- Ngô Văn Hiền, Kỹ sư, Sài Gòn

16- Nguyễn Huy Hoàng, Cựu Sĩ quan VNCH, Sài Gòn.

17- Nguyễn Hưng, Tài xế, Georgia, Hoa Kỳ.

18- Nguyễn Kỳ Hưng, Tiến sĩ, Úc châu

19- Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn.

20- Nguyễn Mạnh Thưởng, Công nhân, Germany.

21- Nguyễn Thúy Hạnh, Nhà hoạt động, Hà Nội

22- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội

23- Nguyễn Xuân Châu, Y tá, Hoa Kỳ

24- Phạm Anh Tuấn, Kỹ sư, thành viên Khối 8406 Úc châu

25- Phạm Đức Ngô, Công Texas, Hoa Kỳ.

26- Phạm Kỳ Đăng, Làm thơ, viết báo dịch thuật  CHLB Đức 

27- Phan văn Phong, Nhà hoạt động, Hà Nội

28- Thích Hạnh Thức, Đại đức, Đức Quốc

29- Trần Bang, Kỹ sư, CCB, Sài Gòn

30- Trần Ngọc Thành, Nhà hoạt động, Vienna, C.H. Áo.

31- Vu Nguyen, Kỹ sư điện, California, Hoa Kỳ