Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 2 từ ngày 07 đến 13/01/2019: Phiên toà phúc thẩm xử nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và nhóm bạn được ấn định vào ngày 21/01

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 13/01/2019

Toà án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định tiến hành phiên xử phúc thẩm nhóm hoạt động nhân quyền của các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung vào ngày 21/01. Năm nhà hoạt động đã bị Toà án Nhân dân của thành phố HCM kết án tổng cộng 57 năm tù giam và 15 năm quản chế về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999.

Dường như toà án cao hơn này sẽ y án nếu nhìn lại những vụ án chính trị gần đây, trong đó nhiều nhà hoạt động bị kết án với những bản án nặng nề.

Chính quyền Việt Nam tiếp tục đối xử vô nhân đạo với nhiều tù nhân lương tâm. Cùng với việc giam giữ họ trong những phòng giam chật hẹp thiếu ánh sáng và thông thoáng, phía công an còn bắt họ phải làm việc nặng nề.

Ban giám thị Trại giam số 6 (Nghệ An) đang kỷ luật tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc sau khi nhà hoạt động này từ chối thừa nhận phạm tội và học tập chính sách của đảng cộng sản. Phía công an cũng từ chối trả lại tiền họ đã tịch thu khi bắt giữ ông.

Vì điều kiện giam giữ khắc nghiệt của Trại giam An Điềm ở tỉnh Quảng Nam, nhà hoạt động công đoàn và môi trường Hoàng Đức Bình đã nhiễm nhiều bệnh tật về da, cột sống và thị lực, theo như lá thư gần đây anh gửi về gia đình.

Trong khi đó, ban giám thị Trại giam Ba Sao (Hà Nam) ép buộc tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng cùng nhiều tù nhân khác phải làm đồ thủ công.

Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hồ vẫn chưa ra quyết định cuối cùng về vụ án của nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, người đã bị toà án này kết án 33 tháng tù giam về cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ” theo Điều 276 của BLHS1999 vào ngày 30/11/2018. Ngày 04/01, Toà án này ra văn bản yêu cầu cô phải đến toà để thực hiện bản án nhưng sau đó nhà hoạt động này đã đưa ra văn bản nêu rõ cô đang mang thai đứa con thứ hai và nuôi con gái đầu lòng chưa đầy 3 tuổi.

Trong ngày 08/01, chính quyền thành phố HCM đã đưa hàng trăm cảnh sát, dân phòng cùng nhiều xe ủi đến phá hơn 100 ngôi nhà ở khu vườn rau Lộc Hưng, nơi sinh sống của hàng ngàn dân trong đó có nhiều người hoạt động. Đây là một hành động vi hiến và vô nhân đạo của chính quyền thành phố trước tết Nguyên đán chỉ vài tuần.

Ngày 10/01, tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi Liên minh Châu Âu hoãn bỏ phiếu về Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam vì chính quyền Việt Nam không có một động thái nào để cải thiện tình hình nhân quyền ở trong nước.

===== 07/01 =====

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình nhiễm nhiều bệnh vì bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt

Điều kiện giam giữ tồi tệ trong trại giam là nguyên nhân khiến tù nhân lương tâm (TNLT) Hoàng Đức Bình bị nhiễm khá nhiều bệnh tật, theo thư của anh gửi về cho gia đình từ Trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

Theo nội dung lá thư đề ngày 05/01/2019, anh Bình đang bị nhiễm nhiều bệnh tật, như bệnh ngoài da, bệnh đau buốt lưng, và thị lực cũng bị giảm sút một cách nghiêm trọng.

Việc bị nhiễm nhiều bệnh có nguyên nhân là anh bị giam giữ trong phòng giam nóng bức, ẩm thấp, không có ánh sáng, kín 4 mặt và không có thông hơi. 

Bên cạnh đó, mặc dù phòng giam chật chội, chỉ vài mét vuông, nhưng lúc nào cũng có từ 6-8 người bị giam giữ, dẫn đến việc sinh hoạt trở nên vô cùng khó khăn.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình được biết đến với tư cách phó chủ tịch “Phong trào Lao động Việt,” và cũng là người sáng lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung”. Đây là hai tổ chức hoạt động với mục tiêu phản đối nhà máy thép Formosa và đấu tranh cho quyền lợi công nhân.

Ông bị nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An bắt giữ hồi tháng 5/2017. Trong một phiên tòa chóng vánh diễn ra vào ngày 6/2/2018, ông Bình bị tuyên án 14 năm tù giam với cáo buộc “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, công dân.”

Việc nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ các tù nhân chính trị trong điều kiện tồi tệ như một thủ đoạn tra tấn diễn ra khá thường xuyên. Có thể kể đến các trường hợp như mục sư Nguyễn Trung Tôn và nhà hoạt động Trần Thị Nga bị ngược đãi tại Trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, TNLT Nguyễn Văn Túc bị ngược đãi tại Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An, và TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị ngược đãi tại Trại giam số 5, tỉnh Thanh Hóa…

——————–

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy không xin hoãn thi hành án tù giam

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy không làm đơn xin hoãn thi hành án tù như mong đợi của chính quyền tỉnh Đak Lak sau khi Toà án Nhân dân thị xã Buôn Hô đưa ra quyết định buộc cô phải thi hành án tù.

Ngày 07/01, nữ hoạt động nhân quyền Huỳnh Thục Vy đã đến trụ sở của Toà án và đưa một văn bản thông báo về tình trạng của bản thân, cụ thể là việc cô đang mang thai đứa con thứ hai trong khi con gái đầu của cô chưa đủ 3 tuổi. Theo luật Việt Nam hiện hành, phụ nữ đang nuôi con nhỏ không phải thi hành án tù cho đến khi đứa con đủ 3 tuổi.

Trước đó, vào ngày 04/01, Tòa án Nhân dân thị xã Buôn Hồ đưa ra quyết định buộc cô phải đến toà án trong vòng 7 ngày kể từ ngày ra quyết định để thi hành án. Theo quyết định này, cô sẽ bị cưỡng chế thi hành nếu không tự đến toà án.

Viết trên facebook cá nhân, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy nói rằng, hành động giao văn bản thông báo đến Tòa án Buôn Hồ và Cơ quan Thi hành án Hình sự Buôn Hồ, về tình trạng đang nuôi con nhỏ và mang thai chỉ là thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Ngoài ra, cô đặc biệt nhấn mạnh rằng bản thân cô “không xin xỏ gì hết.” 

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985, ở Quảng Nam, thường trú tại thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk. Cô được biết đến là một nhà đấu tranh dân chủ mạnh mẽ và là thành viên sáng lập của Hội Phụ nữ Nhân quyềnViệt Nam. 

Cô có nhiều bài viết giá trị về dân chủ và nhân quyền. Cô còn là tác giả cuốn sách “Nhận định Sự thật, Tự do và Nhân q uyền” với nội dung tố cáo sự vi phạm nhân quyền của chếđộ cộng sản ở Việt Nam.

Ngày30/11/2018, cô bị tòa án Buôn Hồ kết án 2 năm 9 tháng tù, với cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ.” Việc kết án cô đã bị nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế và Quan sát Nhân quyền phản đối.

===== 08/01 =====

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng kiên định trong lao tù

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng kiên định trong lao tù cho dù ông bị xử án tù nặng nề 20 năm tù giam và 5 năm quản chế theo tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”

Trong cuộc nói chuyện với gia đình ở cuộc thăm viếng đầu năm 2019 tại Trại giam Ba Sao (tỉnh Hà Nam), ông Lượng nói sức khoẻ và tinh thần của ông tốt, ông tiếp tục đấu tranh trong khi bị giam cầm như khi còn ở bên ngoài.

Ông nói với người thân “Số năm tù không có ý nghĩa gì đối với tôi.” Ông cũng nhờ người thân gửi lời hỏi thăm và chúc sức khoẻ tới tất cả anh em và bè bạn.

Ông Lượng nói ông đồng ý với câu nói của Lê Quốc Quyết “Trọng trách lớn thì cần phải hi sinh càng nhiều, nên phải ở tù lâu. Có những con người mang sứ mệnh ở tù, và thời gian tù tội chỉ làm cho con người sáng hơn.”

Trong buổi thăm gặp lần này, nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội như Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam Nguyễn Tường Thuỵ, hai nhà hoạt động nữ Đặng Phương Bích và Nguyễn Thuý Hạnh, cùng một số anh em thân tín ở Nghệ An đã đồng hành cùng gia đình ông Lượng.

Ông Lượng là một người hoạt động vì nhân quyền, dân chủ, chống tham nhũng ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông bị Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết án với một mức án khắc nghiệt nhất dành cho một nhà hoạt động trong nhiều năm qua. 

Sau phiên toà phúc thẩm, ông bị đưa đi thi hành án tù tại Trại giam Ba Sao, cách gia đình ông khoảng 300 km. Nhiều tù nhân lương tâm khác bị giam giữ tại đây như ông Phạm Văn Trội, anh Phan Kim Khánh và anh Nguyễn Văn Điển.

===== 09/01 =====

Nhà hoạt động Nguyễn Thị Ngọc Hạnh vẫn bị giam giữ, sức khoẻ suy giảm

Nhà hoạt động Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (Facebooker Trần Hoàng Lan) vẫn đang bị giam giữ trong điều kiện sức khoẻ suy giảm kể từ khi bị bắt vào đầu tháng Chín năm 2018.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, 42 tuổi, là thành viên của nhóm Hiến Pháp, bị bắt vào ngày 03/9 với cáo buộc “phá rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật hình sự 2015. Mức án cao nhất cho tội danh này là 15 năm tù giam.

Cô bị giam giữ tại Trại tạm giam ở số 4 Phan Đăng Lưu (thành phố Hồ Chí Minh) từ đó đến nay và đã hơn 4 tháng, là thời gian bị giữ để điều tra. Có lẽ Công an thành phố Hồ Chí Minh đã gia hạn điều tra thêm 4 tháng mà không thông báo cho gia đình.

Theo một người em gái của cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, gia đình đã đến trại giam ngày 08/01 để cung cấp thực phẩm cho cô. Tại đây, nhân viên của trại giam nói với gia đình là cung cấp thêm thuốc hoạt huyết dưỡng não và canxi cho cô.

Gia đình đoán là sức khoẻ của cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đang bị suy giảm nên phía trại giam nói gia đình bổ sung thuốc.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh là một trong 10 thành viên của nhóm Hiến Pháp bị bắt giữ vào đầu tháng 9 năm ngoái trong dịp quốc khánh (02/9) khi lực lượng an ninh Việt Nam tung ra chiến dịch nhằm trấn áp những người đã tham gia biểu tình trung tuần tháng Sáu năm 2018 và kêu gọi chuẩn bị xuống đường vào đầu tháng 9.

Ngoài ông Huỳnh Trương Ca bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế vì tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự 2015, những người bị bắt còn lại của nhóm vẫn đang bị giam giữ. Cô Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, cô Đoàn Thị Hồng, Ngô Văn Dũng và Hồ Đình Cương bị điều tra về cáo buộc “phá rối an ninh” trong khi Đỗ Thế Hoá, Trần Thanh Phương và Hưng Hùng bị giam giữ nhưng không có cáo buộc gì chống lại họ.

Ngoài việc tuyên truyền quyền dân sự và chính trị, thành viên nhóm Hiến Pháp tham gia tích cực vào cuộc biểu tình ngày 10/6 tại Sài Gòn. Họ cũng có kế hoạch tham gia vào cuộc xuống đường dự kiến vào ngày 04/9/2018 nhưng chưa thực hiện được thì nhiều người bị an ninh Việt Nam bắt và bắt cóc.

Theo NOW! Campaign, tất cả những thành viên của nhóm Hiến Pháp đang bị giam giữ là tù nhân lương tâm, và theo chiến dịch này của 14 tổ chức nhân quyền quốc tế và Việt Nam thì Hà Nội hiện đang giam giữ ít nhất 244 tù nhân lương tâm.

===== 10/01 =====

Gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc bị nhiều công an bao vây

Bà Bùi Thị Rề, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc cho biết có khoảng 10 công an bao vây gần gia đình bà từ chiều 04/01mà bà không rõ nguyên nhân.

Bà suy đoán có chuyện chẳng lành đến với chồng bà, người đang thụ án tù 13 năm tại Trại giam số 6 tỉnh Nghệ An.

Ông Túc đang bị kỷ luật trong trại giam vì ông không chịu thừa nhận mình có tội, không mặc áo của trại giam có in chữ “Phạm nhân” và không nộp án phí 400,000 đồng, bà Rề cho biết.

Ngoài ra, ông còn không chịu “học tập chính trị” mà trại giam yêu cầu.

Bà Rề cho biết công an tịch thu số tiền 2.523,000 đồng trong người ông khi bắt ông. Công an còn tịch thu một thẻ ATM với số tiền 18 triệu đồng của con rể ông. Công an nói với gia đình rằng ông phải đóng án phí thì mới được hoàn lại số tiền trên. 

Ông Nguyễn Văn Túc, 54 tuổi, bị bắt vào ngày 01/9/2017 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự 1999 vì tham gia tổ chức Hội Anh em Dân chủ.

Trong phiên toà sơ thẩm ngày 10/4/2018, ông bị Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình kết án 13 năm tù giam và 5 năm quản chế. Trong phiên phúc thẩm ngày 14/9/2018, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã giữ nguyên mức án này.

Do sức khoẻ yếu và điều kiện giam giữ khắc nghiệt, ông Túc mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, trong đó có bệnh trĩ rất nặng, làm ông không đứng vững trong cả hai phiên xét xử.

Ông là một trong 40 nhà hoạt động bị kết án năm 2018 với tổng mức án 302.5 năm và 69 năm quản chế.

Ông được coi là tù nhân lương tâm bởi Ân xá Quốc tế và NOW!Campaign, một chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm của Việt Nam của 14 tổ chức xã hội dân sự quốc tế.

Đây là lần thứ hai ông bị cầm tù. Trước đó, vào năm 2008, ông bị kết án 4 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật hình sự 1999 vì những hoạt động ôn hoà nhằm cổ suý nhân quyền và dân chủ.

——————

Nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và nhóm bạn sẽ ra toà phúc thẩm ngày 21/01

Phiên toà phúc thẩm xét xử nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Lưu Văn Vịnh và nhóm bạn Nguyễn Quốc Hoà, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung sẽ được tiến hành vào ngày 21/01/2019 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo thông tin từ luật sư Đặng Đình Mạnh và Nguyễn Văn Miểng, là những người bào chữa cho 5 nhà hoạt động, phiên toà sẽ do Toà án Nhân dân Cấp cao tại thành phố HCM tiến hành. Hai luật sư cho biết đây là phiên toà mở.

Năm nhà hoạt động về nhân quyền và dân chủ bị bắt đầu tháng 11 năm 2016 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự 1999. Theo cáo trạng của Toà án Nhân dân thành phố HCM trong phiên sơ thẩm ngày 05/10/2018, năm nhà hoạt động bị cáo buộc vì có kế hoạch thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam, một tổ chức đấu tranh đòi quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam về những vấn đề hệ trọng của đất nước.

Trong phiên sơ thẩm, dựa vào những chứng cứ mơ hồ và nguỵ tạo, Toà án này đã kết án ông Lưu Văn Vịnh, 51 tuổi, với mức án 15 năm tù giam, ông Nguyễn Quốc Hoàn, 42 tuổi, với mức án 13 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Đức Độ, 42 tuổi, với mức án 12 năm tù giam, còn hai ông Phan Trung và Từ Công Nghĩa bị xét xử với mức án 8 năm và 10 năm tương ứng.

Ngoài ra, năm ông còn bị án quản chế 3 năm.

Ngay sau phiên toà sơ thẩm, nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới như Ân xá Quốc tế và Quan sát Nhân quyền cùng nhiều chính phủ dân chủ như Hoa Kỳ, khối EU đã chỉ trích chính quyền Việt Nam và yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho 5 ông.

Trước đó, Nhóm Công tác về Bắt giữ Độc đoán của Liên Hợp quốc đã có nghị quyết coi việc bắt giữ ông Vịnh là độc đoán và yêu cầu chính thể Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông.

Trong quá trình bắt giữ và giam giữ, ông Vịnh và ông Độ bị công an đánh đập và tra tấn.

Việc bắt giữ ông Vịnh và các bạn của ông là một phần của chiến dịch đàn áp nhằm vào giới bất đồng chính kiến, một chiến dịch nhằm củng cố quyền lực của đảng cộng sản bắt đầu bằng việc bắt giữ luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà từ cuối năm 2015.

Cả năm ông được Ân xá Quốc tế và NOW!Campaign, một chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm của Việt Nam của 14 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và trong nước đưa vào danh sách tù nhân lương tâm.

————— 

HRW kêu gọi EU hoãn bỏ phiếu về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EVFTA

Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu nên hoãn phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) cho đến khi chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền mà họ đang ngày càng vi phạm, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW).

cho biết ngày hôm nay. Động thái mới nhất nhằm hạn chế quyền lợi tại Việt Nam là luật an ninh mạng hà khắc đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Thông cáo báo chí của HRW đưa ra vào ngày 10/01/2019 trong bối cảnh Ủy ban châu Âu, được ủy nhiệm đàm phán thỏa thuận kinh tế với Việt Nam, đã đưa ra phiên bản cuối cùng của thỏa thuận vào tháng 10 năm 2018, dự định trình cho Hội đồng và Nghị viện châu Âu phê chuẩn thông qua – điều cần thiết để thỏa thuận có hiệu lực – trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng Năm.

Cuộc bỏ phiếu quan trọng cho thỏa thuận EVFTA đã được lên kế hoạch vào tuần tới.

Theo HRW, do áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu, một số đảng trong Nghị viện Châu Âu hiện đang cố gắng hối thúc thỏa thuận thương mại EVFTA ngay cả khi Việt Nam đã bỏ qua các lời kêu gọi liên tục về giải quyết hồ sơ nhân quyền. 

Ông John Sifton, giám đốc vận động Châu Á của HRW, tuyên bố “Vội vã thông qua thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Đó là việc ban thưởng cho Việt Nam khi họ chẳng làm gì cả và gửi đi một thông điệp khủng khiếp rằng những cam kết trước đây của Liên minh châu Âu về việc sử dụng thương mại như một công cụ để thúc đẩy nhân quyền trên toàn cầu là không có uy tín.”

“Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu cần gửi một thông điệp rõ ràng rằng thỏa thuận này không thể được thông qua cho đến khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền,” ông Sifton nói. “Việt Nam nên hiểu rằng nếu châu Âu trì hoãn thỏa thuận thì đó là lỗi của Hà Nội, chứ không phải của Brussels.”

Xem toàn văn Thông cáo báo chí của HRW tại đây:

Tiếng Việt: /2019/01/11/hay-hoan-bo-phieu-ve-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-evfta/

Tiếng Anh: https://www.hrw.org/news/2019/01/10/eu-postpone-vote-vietnam-free-trade-agreement

===== 11/01 =====

Nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng vững vàng tinh thần trong Trại giam Ba Sao

Theo ông Nguyễn Viết Hùng, cha đẻ của nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng thì con trai của ông khoẻ mạnh và tinh thần vững vàng trong khi thi hành án tù 6 năm tại Trại giam Ba Sao (tỉnh Hà Nam).

Ông Hùng cho biết thông tin trên sau khi đến thăm nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng vào ngày 11/01/2019. 

Ông cho biết thêm Dũng và nhiều người tù khác đang bị buộc phải làm đồ thủ công mỹ nghệ, tuy nhiên ông không nói cụ thể là làm gì.

Ông cho biết Trại giam đã nhận các loại thuốc men, thực phẩm chức năng mà ông gửi vàocho con trai. Ônghy vọng con trai mình sẽ mạnh khoẻ hơn sau khi sử dụng những thuốc mà ông gửi vào.

ÔngHùng cho biết nhân viên trại giam vẫn giám sátchặt chẽ cuộc nói chuyện của hai cha con ông.

Ôngcho biết con trai ông gửi lời hỏi thăm mọi người ở bên ngoài và cảm ơn sựủng hộ và đồng hành cùng anh và gia đình.

Nhàhoạt độngNguyễn Viết Dũng (biệt danh Hoàng tử thuốc lào), bị an ninh tỉnh Nghệ An bắt cóc trái pháp luật ngày27/9/2017vàsau đó bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 củaBộ luật Hình sự 1999. Saunhiều tháng bị biệt giam, ngày 12/4/2018, anh bị Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết tội và tuyên 7 năm tù giam và 5 năm quản chế. Hơn bốn tháng sau vào ngày 15/8/2018, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm và giảm án tù xuống còn 6 năm nhưng giữ nguyên án quản chế. 

Việc bắt giữ và kết tội anh nhằm bịt miệng anh, người đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ cũng như hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng bởi vụ xả thải của Formosa.

Đâylà lần thứ hai anhNguyễn Viết Dũng, người sáng lập Đảng Dân chủ,bịkết án tù. Trước đó,  vào ngày 12/4/2015, anhDũng bị công an Hà Nội bắt saukhi anh tham gia tuần hành ôn hoà biểutình phản đối việc chính quyền Hà Nội chặthàng trăm cây cổ thụ ở trung tâm thành phố. Anh bị khởi tố về tội “Gây rối trật tự công cộng”và sau đó bị kết án 12 tháng tù giam.

Anh được nhiều tổ chức nhân quyền coi là tù nhân lương tâm.

Anh từng tố cáo bị tra tấn để buộc phải khai không đúng sự thật để công an sử dụng lời khai chống lại nhà hoạt động Lê Đình Lượng, người sau đó bị kết án 20 năm tù giam và 5 năm quản chế về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.”

====================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây: https://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2019/01/13/vietnam-human-rights-defenders-weekly-report-for-january-07-13-2019-appeal-of-democracy-activist-luu-van-vinh-and-his-friends-set-on-january-21%EF%BB%BF/